4 bước đánh giá kỹ năng đọc hiểu Văn học

Các thầy, cô giáo của Sở GD&ĐT Tuyên Quang đã biên soạn tài liệu dạy học và ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, trong đó có môn Ngữ văn. Dưới đây là 4 bước để đánh giá kỹ năng phần đọc hiểu môn Ngữ Văn.

+ Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề nhỏ để xây dựng câu hỏi/ bài tập.

+ Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt được trong bài làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học. Chú ý kĩ năng cần hướng đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi bài tập.

+ Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bảng mô tả mức độ đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao.

Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến mức độ vận dụng cao chính là học sinh đã có được những năng lực cần thiết theo chủ đề.

Các bậc nhận thức

Động từ mô tả

Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài liệu được học tập trước đó như các sự kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy trình.

- (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, …

Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện, nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư liệu

- (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ước tính, giải thích, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt.

Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng các tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể hoặc để giải quyết các bài tập.

- (Hãy) xác định, khám phám tính toán, sửa đổi, dự đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên hệ, chứng mính, giải quyết.

- (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận, tách biệt, chia nhỏ ra…

Vận dụng cao:

Khả năng đặt các thành phần với nhau để tạo thành một tổng thể hay hình mẫu mới, hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng tạo.

Khả năng phê phán, thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục đích nhất định.

- (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại, cấu trúc lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại.

- (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận thỏa thuận, phê bình, mô tả, suy xét, phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định.

+ Bước 4: Xác định hình thức công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập): Công cụ đánh giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung cấp các bằng chứng cụ thể liên quan đến chuyên đề và nội dung học tập tương ứng với các mức độ trên.

Chú ý các bài tập thực hành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm theo bài học.

Theo Minh Phong

Giáo dục & Thời đại