Đào tạo đại học cần nâng cao kỹ năng cho sinh viên trong điều kiện hội nhập kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập cao trào với những Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Trước bối cảnh đó, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế ngày càng cao.

Việt Nam đang tích cực mở cửa hội nhập vào kinh tế toàn cầu và tham gia nhiều hơn các định chế kinh tế quốc tế mới. Ngày 31/12/2015 vừa qua đã đánh dấu sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Bên cạnh đó, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) đã hoàn tất các nội dung đàm phán và sắp có hiệu lực. Một số hiệp định thương mại đa phương và song phương khác mà Việt Nam tham gia cũng đã và đang trong giai đoạn triển khai.

Để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cao, phù hợp với quan điểm, đường lối và chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn.

Đồng thời, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài chính (do tác động và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề ra các giải pháp gia tăng cơ hội phát triển trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của các thế hệ công nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực.

Bên cạnh đó, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ở nước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực.

Từ yêu cầu đó của tiến trình hội nhập, đòi hỏi việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế phải chính quy, chuyên nghiệp và có chất lượng tốt hơn để cung cấp cho xã hội những cử nhân ưu tú, có trình độ chuyên môn tốt, thành thạo tiếng Anh cũng như các kỹ năng mềm khác để có thể làm việc trong môi trường đa văn hóa, có tính cạnh tranh cao.

Chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế là một trong các chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã và đang đáp ứng được yêu cầu nêu trên.

Với kiến thức và kỹ năng được trang bị, các sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế CLC đều có chuyên môn tốt, khả năng thích ứng nhanh và thành đạt trong công việc.
Với kiến thức và kỹ năng được trang bị, các sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế CLC đều có chuyên môn tốt, khả năng thích ứng nhanh và thành đạt trong công việc.

Chia sẻ về chương trình, TS. Nguyễn Trúc Lê - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cho biết: "Khung chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế được thiết kế vừa mang tính quốc tế cao, vừa phù hợp với của Việt Nam. Trong đó, một số học phần thuộc khối kiến thức chuyên sâu của lĩnh vực kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế được giảng dạy bằng tiếng Anh và do các giảng viên trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới giảng dạy. Cùng hàng loạt các hoạt động giao lưu quốc tế sôi nổi, Chương trình đào tạo Chất lượng cao Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội là môi trường lý tưởng cho các sinh viên muốn được học tập và trang bị những kiến thức, kỹ năng tốt nhất cho hành trang việc làm sau tốt nghiệp."

Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế CLC thường xuyên được tham quan, thực tế tại các doanh nghiệp lớn trong quá trình học tập.
Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế CLC thường xuyên được tham quan, thực tế tại các doanh nghiệp lớn trong quá trình học tập.

Đào tạo đại học cần nâng cao kỹ năng cho sinh viên trong điều kiện hội nhập kinh tế - 3

Với kỹ năng vượt trội, sinh viên của chương trình luôn được ưu tiên tham gia các chương trình giao lưu với sinh viên, học giả quốc tế.
Với kỹ năng vượt trội, sinh viên của chương trình luôn được ưu tiên tham gia các chương trình giao lưu với sinh viên, học giả quốc tế.

Chương trình đào tạo cử nhân kinh tế đầu tiên được kiểm định bởi Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN)

Chương trình được xây dựng dựa trên việc tham khảo một số chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới như Đại học California Santa Cruz (Hoa Kỳ), Đại học Queensland (Australia), có điều chỉnh, bổ sung phù hợp với đặc thù của Việt Nam nhằm mang lại giá trị gia tăng cao và sự khác biệt cho người học ở cả năm khía cạnh: kiến thức, tư duy, kỹ năng, hành vi và thái độ. Với định hướng và cam kết này, các sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế sẽ đạt chuẩn tiếng Anh bậc 4 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam); có kiến thức chuyên môn, kỹ năng tốt, có năng lực tổng hợp, phân tích và trợ giúp hoạch định, tổ chức và thực thi các chính sách, cũng như lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư nước ngoài tại các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn, tổng công ty hay doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế và các lĩnh vực liên quan.

Sinh viên Nhâm Khánh Linh (QH-2012-E KTQT CLC) được ĐSQ Hoa Kỳ tại Việt Nam trao học bổng Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI 2015) về môi trường.
Sinh viên Nhâm Khánh Linh (QH-2012-E KTQT CLC) được ĐSQ Hoa Kỳ tại Việt Nam trao học bổng Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI 2015) về môi trường.

Sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được sử dụng thư viện với nguồn tài liệu vô cùng phong phú.
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được sử dụng thư viện với nguồn tài liệu vô cùng phong phú.

Năm 2010, chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế là chương trình đầu tiên của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được kiểm định quốc tế và đạt chuẩn kiểm định của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN). Đây cũng là chương trình đào tạo cử nhân kinh tế đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn AUN. Theo kết luận của Đoàn chuyên gia đánh giá AUN, tất cả các tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá về chương trình hoàn toàn đáp ứng theo tiêu chuẩn kiểm định quốc tế của AUN. Phần lớn các tiêu chuẩn được đánh giá và xếp loại tốt, đặc biệt tiêu chuẩn về “Chất lượng sinh viên” được xếp loại rất tốt.

Kết quả kiểm định ở mức cao là một minh chứng thể hiện chương trình đào tạo Chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN là chương trình xếp hạng thuộc loại hàng đầu trong số các chương trình đào tạo về kinh tế trong nước và trong khu vực.

Cũng theo kết luận của AUN, việc Trường Đại học Kinh tế thu hút được nhiều giảng viên trẻ tốt nghiệp chương trình đào tạo tiến sĩ từ các đại học danh tiếng trên thế giới về công tác, cũng như thu hút được nhiều học sinh giỏi vào học tập đã giúp Trường Đại học Kinh tế trở thành một trong các đơn vị hàng đầu về nghiên cứu, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cao của xã hội. Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp, trong đó có sinh viên ngành Kinh tế quốc tế hệ Chất lượng cao đều có việc làm đúng chuyên môn đào tạo và có khả năng thích ứng nhanh, thành đạt trong công việc.

FIBE Team - Nhóm sinh viên xuất sắc của Khoa KT&KDQT (nòng cốt là các sinh viên CLC) chịu trách nhiệm tổ chức một số hoạt động giao lưu quốc tế, hoạt động đối ngoại chung của sinh viên trong Khoa và xuất bản “FIBE Bulletin” - Bản tin hàng tháng của Khoa KT&KDQT.
FIBE Team - Nhóm sinh viên xuất sắc của Khoa KT&KDQT (nòng cốt là các sinh viên CLC) chịu trách nhiệm tổ chức một số hoạt động giao lưu quốc tế, hoạt động đối ngoại chung của sinh viên trong Khoa và xuất bản “FIBE Bulletin” - Bản tin hàng tháng của Khoa KT&KDQT.

Các sinh viên Kinh tế quốc tế Chất lượng cao trong “Ngày hội đổi đồ Mottainai”.
Các sinh viên Kinh tế quốc tế Chất lượng cao trong “Ngày hội đổi đồ Mottainai”.

Chú trọng nâng cao kỹ năng hội nhập cho sinh viên

Không chỉ quan tâm đến mảng kiến thức chuyên ngành, trình độ tiếng Anh là một trong những điểm chương trình đặc biệt chú trọng nâng cao cho sinh viên.

TS. Nguyễn Trúc Lê cho hay: "Trong năm đầu tiên, sinh viên ngành Kinh tế quốc tế Chất lượng cao sẽ được bồi dưỡng tiếng Anh để từ năm thứ hai có thể học tập một số học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh. Ngoài ra, số lượng không quá 30 sinh viên/một lớp sẽ đảm bảo phù hợp cho các hoạt động thuyết trình, trao đổi trực tiếp với các giảng viên. Đây chính lợi thế giúp sinh viên có thể nâng cao, mở rộng kiến thức nói chung và khả năng tiếng Anh nói riêng."

Trong quá trình học tập, sinh viên của chương trình được thường xuyên tham quan, thực tập, thực tế và ưu tiên xét tuyển dụng tại các doanh nghiệp lớn là đối tác của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế như: Sankyu Logistics, Dragon Logistics, Toyota Việt Nam, Hapro, General Motor Việt Nam… Điều này không chỉ mang lại kiến thức, kỹ năng quý báu, giúp sinh viên không cảm thấy bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa việc làm; mà đây còn là những cơ hội rất tốt để sinh viên có thể thể hiện năng lực trước nhà tuyển dụng.

Với những lợi thế vượt trội, sinh viên của chương trình còn được ưu tiên tham gia các hội thảo với chuyên gia quốc tế, hay giao lưu/trao đổi với sinh viên quốc tế như: Diễn đàn Sinh viên châu Á (GPAC), Ngày hội nghệ thuật các trường đại học khối ASEAN, Diễn đàn Sinh viên châu Á với môi trường, giao lưu với ĐH Waseda (Nhật Bản) và thực tế tại Đại học Quốc gia Yokohama (Nhật Bản)…

Không chỉ nhận được đánh giá cao về chất lượng đào tạo của các tổ chức kiểm định và người sử dụng lao động, Chương trình còn mang lại những cảm nhận sâu sắc cho nhiều thế hệ sinh viên theo học. Hoàng Huyền Ngọc (lớp QH-2010-E KTĐN CLC) - thủ khoa toàn khóa 2010-2014 của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chia sẻ: "Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế đối với mình như ngôi nhà thứ hai. Thầy cô rất quan tâm đến sinh viên và luôn tạo điều kiện, giúp đỡ sinh viên trong cả học tập cũng như trong cuộc sống. Các anh chị khóa trên thường quan tâm và giúp đỡ chúng mình rất nhiều, từ việc chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm học tập cho đến việc tổ chức các hoạt động tập thể nhằm thắt chặt hơn tình đoàn kết của sinh viên trong khoa.”

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình và đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực, chương trình cử nhân Kinh tế quốc tế Chất lượng cao luôn được Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chú trọng đổi mới theo hướng mang đến cho sinh viên nhiều hơn nữa cơ hội trải nghiệm thực tế và nâng cao kỹ năng phục vụ công việc tương lai.

* Lợi ích đặc thù của chương trình:

- Được nhận học bổng hàng kỳ của chương trình lên tới 17.500.000 đồng.

- Được hỗ trợ tài chính nghiên cứu khoa học lên tới 7.000.000 đồng.

- Được ưu tiên tham gia các chương trình trao đổi, giao lưu quốc tế và được hỗ trợ kinh phí.

- Được học tập tại các giảng đường đạt chuẩn quốc tế.

* Ngoài ra, học tập tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, sinh viên sẽ được hưởng nhiều quyền lợi như:

- Cơ hội nhận các học bổng lớn, trong đó có suất lên tới 100 triệu đồng từ Công ty Cổ phần Đầu tư IMG; Tập đoàn Tharkral Insewa, Tập đoàn Doji, Tập đoàn Gami, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA)…

- Môi trường học tập hiện đại, thân thiện.

- Các hoạt động phong phú, đa dạng của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên như: tình nguyện mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, hội trại/hội thao 26/3; tham gia vào 11 câu lạc bộ kỹ năng như: Truyền thông, Kinh tế trẻ, Tiếng Anh, Enactus, S-Dancing, Cheerleading, Nhà doanh nghiệp tương lai...

Văn Phúc