Học và làm thực tế qua “500 giờ trải nghiệm” tại iSpace

Tong năm học 2013 - 2014, Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace sẽ triển khai áp dụng Chương trình “500 giờ trải nghiệm” cho các sinh viên đang theo học. Chương trình được coi là bài test quan trọng giúp sinh viên tăng cường khả năng hòa nhập công việc tại các doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trước sự khó khăn chung của nền kinh tế, để đảm bảo nguồn thu, các doanh nghiệp phải tiến hành tinh gọn nhân sự và tăng cường đầu việc trên từng nhân viên. Kéo theo hệ lụy, những sinh viên ra trường không đáp ứng nổi những đòi hỏi khắt khe từ các nhà tuyển dụng. Từ thực tế đó, ngay trong năm học 2013 - 2014, Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace sẽ triển khai áp dụng Chương trình “500 giờ trải nghiệm” cho các sinh viên đang theo học. Chương trình được coi là bài test quan trọng giúp sinh viên tăng cường khả năng hòa nhập công việc tại các doanh nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

 

Có gì trong 500 giờ?

 

Theo đại diện nhà trường, điểm khác biệt so với các chương trình kiến tập, thực tập tại các đơn vị trường học khác hiện nay nằm ở giáo trình và phương pháp thực tập. Giáo trình là tập hợp khoảng 10 module đầu việc. Mỗi module chứa từ 10-20 công việc thông dụng mà các nhân viên đã và đang đảm nhận tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để đưa các bài học đi vào thực tế, trường kết hợp với nhiều hãng công nghệ xây dựng các nhà xưởng thực nghiệm, nằm trong trường để sinh viên thực tập. Toàn bộ thiết bị, máy móc cần thiết đều được trang bị đầy đủ, tương ứng với từng công việc có trong giáo trình thực tập.

 

Học và làm thực tế “500 giờ trải nghiệm” tại iSpace
Sinh viên iSpace trải nghiệm tại Xưởng Thực tập với nhiều thiết bị, công nghệ do các hãng lớn tài trợ.

 

Mỗi sinh viên, ngoài việc hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định, còn phải hoàn tất các module đầu việc kể trên trong khoảng thời gian 500 giờ ngay tại xưởng thực nghiệm mới được xét tốt nghiệp ra trường. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng trải nghiệm thực tế, theo định kỳ, đại diện từng doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là người thầy hướng dẫn sinh viên thực hiện các công việc; hoặc cùng sinh viên thực hiện một dự án cụ thể mà doanh nghiệp đang triển khai. Khi đó, sinh viên đóng vai trò là những cộng tác viên chính thức của dự án.

 

Đặc biệt, trên mỗi module công việc tại xưởng thực nghiệm, chỉ có từ 1-2 sinh viên thực hành. Và xưởng thực nghiệm là xưởng mở, tạo điều kiện cho sinh viên đến học và làm việc bất kỳ thời gian nào.

 

Trải nghiệm “năng động”

 

Là người đề xuất ý tưởng cho Chương trình, Th.S Nguyễn Hoàng Anh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, lâu nay, vấn đề đặt ra cho các trường nghề là phải đào tạo theo nhu cầu xã hội. Nhưng lựa chọn hình thức đào tạo nào phù hợp nhất thì vẫn chưa rõ ràng. Dù ngay trong ngành CNTT, mỗi doanh nghiệp cũng đã có các tiêu chí tuyển dụng khác nhau. Chưa kể, các tiêu chí tuyển dụng luôn thay đổi tùy vào từng thời điểm. Do vậy, không đơn vị đào tạo nào đủ khả năng đáp ứng cho từng yêu cầu khác nhau như vậy.

 

Nhưng với Chương trình “500 giờ trải nghiệm”, nhà trường làm được việc đó. Bởi lẽ, nội dung chính của giáo trình là những công việc thực tế tại doanh nghiệp. Tiêu chí của nhà tuyển dụng cũng là những công việc mà ứng viên có thể làm được. Thế nên, khi nhà tuyển dụng thay đổi tiêu chí tuyển dụng, nhà trường cũng theo đó thay đổi các công việc trong giáo trình giảng dạy. Dù trong điều kiện nào, yêu cầu nào, Chương trình trải nghiệm này đều sát với thực tế của xã hội và doanh nghiệp.

 

Là đại diện doanh nghiệp CNTT luôn đồng hành cùng sinh viên nhà trường trong nhiều năm qua, ông Nguyễn Đình Quốc Tú - TGĐ Công ty Cổ phần I.P.L khẳng định: “Thông thường, một nhân viên mới, nhất là sinh viên mới ra trường cần tối thiểu 2 tháng để làm quen với công việc, cách thức làm việc và văn hóa của doanh nghiệp. Ứng viên tham gia chương trình này được huấn luyện cho quen việc ngay từ khi còn đi học nên ra trường là có thể làm ngay. Nhờ vậy, với các sinh viên của nhà trường sau khi vượt qua những yêu cầu từ giáo trình thực nghiệm, chúng tôi tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo thêm”.

 

Tuyển sinh đi liền tuyển dụng 2013 với 500 giờ trải nghiệm thực tế

 

Chương trình “Tuyển sinh đi liền tuyển dụng” là một sáng kiến lớn trong mô hình đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng thực tế của doanh nghiệp. Chương trình thực hiện với sự bảo trợ của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.HCM, Hội Tin học Tp.HCM và gần 30 doanh nghiệp lớn trong ngành CNTT

 

Điều kiện tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT

 

Các nghề tuyển sinh: An ninh mạng, Quản trị mạng theo hướng an ninh mạng, Lập trình ứng dụng mobile, Thiết kế đồ họa

 

Khai giảng: 26/8/2013

 

Đăng ký trực tiếp tại: 137C Nguyễn Chí Thanh, P9, Q5, Tp.HCM; hoặc tại đây

 

Cần thêm thông tin, liên hệ: (08) 6261.0303 – Hotline: 0938.205.466