Học viện Tài chính tuyển sinh Cử nhân Ngân hàng Bảo hiểm

Kỳ tuyển sinh đợt 1 đã kết thúc và lớp 1 với 51 sinh viên sẽ nhập học vào ngày 15/09 tới. Học viện Tài chính tiếp tục tuyển bổ sung lớp 2, cũng là lớp cuối, dự kiến khai giảng 5/10/2012.

Để phụ huynh và sinh viên nắm thêm thông tin, Học viện Tài chính tổng kết các câu hỏi và giải đáp được đưa ra tại Hội thảo tư vấn tuyển sinh cử nhân Ngân hàng Bảo hiểm diễn ra ngày 9/9 vừa qua.

Học viện Tài chính tuyển sinh Cử nhân Ngân hàng Bảo hiểm
Ths.NGƯT. Vũ Thùy Dương - Phó Giám đốc dự án, ThS. Đỗ Khắc Hưởng  - Phó ban hợp tác Quốc tế. 

Các câu hỏi của phụ huynh và học sinh về chương trình đã được Ths.NGƯT. Vũ Thùy Dương - Phó Giám đốc dự án, ThS. Đỗ Khắc Hưởng - Phó ban hợp tác Quốc tế  trả lời và giải đáp. Hầu hết các câu hỏi tập trung vào các vấn đề như:

1. Chương trình đào tạo 3 năm, vậy bằng là bằng đại học hay bằng cao đẳng?

Chương trình đào tạo 3 năm theo hệ thống tín chỉ Châu Âu. Ở Châu Âu, chương trình đại học được đào tạo trong 3 năm khác với ở Việt Nam. Bằng Đại học do Bộ Giáo dục Đại học Pháp cấp, được Cục khảo thí và kiểm định chất lượng chứng nhận là bằng đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận và cấp phép theo Quyết định số 3219/QĐ-BGDĐT).

Tham khảo văn bản công nhận văn bằng là Bằng đại học tại http://hocvientaichinh.com.vn/gioi-thieu.html.

2. Muốn học tiếp thạc sỹ có được không?

Hiện nay bằng của chương trình Cử nhân Ngân hàng bảo hiểm được cục khảo thí và kiểm định chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là bằng đại học. Sinh viên được học tiếp ngay thạc sỹ của Việt Nam hoặc của quốc tế. Hiện có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân thực hành đã theo học ngay và tốt nghiệp thạc sỹ của Đại học Thương mại, Học viện Tài chính, hoặc các đại học quốc tế.
 
Học viện Tài chính tuyển sinh Cử nhân Ngân hàng Bảo hiểm

3. Ngoài tiền học phí 49 triệu/năm. Sinh viên có phải đóng thêm khoản nào trong quá trình học hay không?

Tiền học phí 49 triệu/năm đã bao gồm chi phí học tiếng Anh tăng cường. Sinh viên không phải đóng tiền tài liệu. Những sinh viên thi trượt và học lại sẽ đóng phí theo quy định tại quy chế đào tạo. Ví dụ thi lại mức phí là 50 đến 100.000đ/môn. Học lại học phí khoảng 500.000đ/tín chỉ. Năm thứ 3, khi chuyển giai đoạn các em phải đóng phí ghi danh vào Trường Đại học Toulon – Var, Cộng hòa Pháp là 188 euro.

4. Học phí học có tăng hàng năm không?

Học phí học là 49 triệu/năm được giữ nguyên không thay đổi trong 3 năm học.

5. Sinh viên ra trường chuyên ngành NH-BH có đủ kiến thức về bảo hiểm và ngân hàng không? Có khả năng vào các cơ quan nào?(Bảo hiểm và ngân hàng?)

Đặc điểm chương trình là có 4 kỳ thực tập. Sinh viên đi thực tập ngay từ năm 1. Với tiếng Anh trình độ IELTS trên 5.5, và nội dung đào tạo thực hành, sinh viên rất tự tin khi ra trường. Các ngân hàng hiện rất khan hiếm sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành mà có tiếng Anh giỏi.

Ths.NGƯT. Vũ Thùy Dương - Phó Giám đốc dự án.
Ths.NGƯT. Vũ Thùy Dương - Phó Giám đốc dự án.

6. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình muốn học thạc sỹ của HVTC (ngành kiểm soát quản trị) có phải học thêm môn gì không? Có phải thi đầu vào không?

Sinh viên chương trình cử nhân NH - BH sau khi tốt nghiệp có thể chuyển tiếp học chương trình thạc sỹ kiểm soát quản trị sau khi tham dự phỏng vấn. Còn đối với các chương trình thạc sỹ khác của HVTC và các trường kinh tế khác, sinh viên tốt nghiệp vẫn phải thi đầu vào như các sinh viên chương trình học khác.

7. Giai đoạn 2 của chương trình học ở đâu? Học phí như thế nào?

Giai đoạn 2 của chương trình vẫn học tại Việt Nam, do giáo viên quốc tế của Đại học Toulon – Var giảng dạy. Học phí vẫn như giai đoạn 1.

8. Các quyền lợi và nghĩa vụ khác của sinh viên trong quá trình học?

Sinh viên được quản lý theo diện sinh viên chính quy. Sinh viên được cấp thẻ sinh viên của HVTC; được quyền lợi như mọi sinh viên hệ đào tạo chính quy khác của HVTC; được học bổng nếu kết quả học tốt, được cấp chứng nhận sinh viên để làm các thủ tục vay vốn, mua vé xe bus, nghĩa vụ quân sự... như sinh viên chính quy; được mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm sinh viên như sinh viên chính quy; các hoạt động sinh viên theo quy định của Đoàn và Hội sinh viên; Sinh viên chấp hành quy chế đào tạo của Học viện Tài chính và của Đại học Nam Toulon Var. Bên cạnh đó, sinh viên là sinh viên chính quy của Đại học Nam Toulon Var và được hưởng các quyền lợi như sinh viên của Pháp. Bên cạnh đó, sinh viên được quản lý chặt chẽ bởi Ban đào tạo, với sự liên hệ chặt chẽ cùng gia đình. Dự án họp phụ huynh 1 lần/năm để phối hợp giữa Nhà trường và Gia đình trong đào tạo.

9. Địa điểm học: Học tại Phan Phù Tiên và Nam Trung Yên và các địa điểm đào tạo khác của HVTC.

10. Cơ sở vật chất: Sinh viên học tiếng Anh theo nhóm nhỏ, học chuyên ngành lớp có sĩ số thấp, phòng học trang bị điều hoà, máy chiếu, các thiết bị giảng dạy theo yêu cầu của giảng viên phù hợp với phương pháp học hiện đại.Sinh viên sử dụng thư viện của HVTC hoặc các tài liệu do nhà trường phát.

Ths.NGƯT. Vũ Thùy Dương - Phó Giám đốc dự án.
Buổi hội thảo kết thúc trong sự hài lòng của phụ huynh và học sinh. Nhiều học sinh tham gia đăng ký xét tuyển và làm thủ tục nhập học ngay tại buổi hội thảo.

Để thông tin thêm về điều kiện dự tuyển, cũng như các thông tin chi tiết, xin tham khảo tại www.hocvientaichinh.com.vn , hoặc liên hệ trực tiếp tại Trụ sở Học viện Tài chính, số 8 Phan Huy Chú, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Phòng 103, nhà G); Cán bộ tư vấn tuyển sinh: 0904117943 (Cô Lan), 0983543330 (Cô Ngọc), 0917 330 031 (Thầy Mạnh).