Khi công chức lên giảng đường với “ông đồ” đến từ Thụy Điển

Đang có xu hướng nhiều cán bộ trong lĩnh vực công, trong đó có những người nắm giữ các vị trí trọng trách, đang đào tạo lại các kiến thức và kỹ năng của mình. Theo họ, trong thời buổi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, thay đổi thực tế và những phát sinh trong công việc khiến họ nhận thấy mình cần được đào tạo lại…

“Ông đồ” Thụy Điển và thực tế Việt Nam

Trải qua hơn 20 năm triển khai, công cuộc Cải cách hành chính (CCHC) ở Việt Nam cho đến nay đã đạt được những thành tựu nhất định. Nội dung cải cách hành chính Nhà nước hợp thành chương trình quốc gia gồm 4 vấn đề liên quan mật thiết với nhau trong tổ chức và hoạt động Nhà nước bao gồm: Cải cách thể chế. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính (thiết chế), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, Cải cách tài chính công. Trong bốn lĩnh vực nói trên thì nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chông chức vẫn chưa thu được nhiều kết quả tích cực mặc dù đây là lĩnh vực mà Chính phủ và Việt Nam và rất nhiều nhà tài trợ như UNDP, ADB, JICA, v.v. hết sức quan tâm.

Nhận thấy được "nút thắt" quan trọng này, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với Đại học Uppsala (Thụy Điển) tổ chức đào tạo chương trình Thạc sĩ Quản lý công (Master Program of Public Management - MPPM) đáp ứng nhu cầu nói trên.

Uppsala là một trong những trường đại học lâu đời nhất Châu Âu, thành lập từ năm 1477, sở hữu 8 giải Nobel và liên tục nằm trong Top 100 trường đại học tốt nhất thế giới. Các giáo sư từ khoa Chính phủ, Đại học Uppsala cung cấp những kiến thức mới nhất về quản lý công trên thế giới, cũng như trang bị những kỹ năng lãnh đạo, quản lý của những cán bộ trong khu vực công. Những kiến thức hàn lâm mang phong cách của những "ông đồ" Thụy Điển sẽ trở nên gần gũi hơn khi đưa các tình huống thực tế ở Việt Nam vào làm bài tập tình huống cho những bài học.

Là học viên khóa 1 của chương trình này, anh Bùi Thái Quang, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Rủi Ro, Tổng cục Hải Quan cho biết anh rất thích thú với cách đào tạo của các giáo sư đến từ Thụy Điển. Những bài học về làm việc nhóm, cách xây dựng tổ chức và lập kế hoạch để quản trị sự đổi thay đã giúp anh rất nhiều trong việc quản lý của mình.

Khi công chức lên giảng đường với “ông đồ” đến từ Thụy Điển - 1

Anh Hoàng Mạnh Ninh, học viên khóa 4, hiện là nghiên cứu sinh tại Đại học York, Vương Quốc Anh theo chương trình của học bổng 911, chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất may mắn vì được tiếp cận với chương trình đào tạo hàng đầu thế giới về lĩnh vực công. Được học tập cùng với các giáo sư Thụy Điển đến từ Khoa Chính Phủ của ĐH Uppsala, tôi càng có thêm sự tư tin và tri thức cần thiết để tiếp tục học tập ở bậc Tiến sĩ tại Khoa Chính Phủ, Đại học York”.

Công chức … không ngại học

Thực tế cho thấy, một thể chế công mạnh phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nắm vững thuật quản trị. Các dịch vụ công chỉ được cung cấp tốt khi nền hành chính có những cán bộ am hiểu về quản lý công vụ và được trang bị những kỹ năng quản lý điều hành chuyên nghiệp.

Lý giải thành công của nước Nhật và Singapore trong việc cải cách hành chính và xây dựng một đội ngũ cán bộ vững mạnh trong lĩnh vực công, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng, chuyên gia tư vấn cao cấp về quản lý công, cho rằng một trong những nguyên nhân là đội ngũ cán bộ trong khu vực công của họ được đào tạo một cách bài bản.

Chị Hoàng Thị Hà Giang, một cán bộ quản lý tại Tổng Cục Thuế, Bộ Tài Chính, là một học viện được nhận học bổng từ Chính phủ Ai len chia sẻ rằng những kiến thức hàn lâm mà chị nhận được, những tình huống cụ thể gắn với thực tiễn của Việt Nam đã giúp chị "tháo gỡ" được những vướng mắc trong công việc hàng ngày và đặc biệt hỗ trợ hiệu quả cho chị trong việc xây dựng các chính sách quản lý nhà nước về thuế. Đề tài nghiên cứu: “Thu hút sử dụng ODA trong nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam”, của chị Giang đã đạt điểm xuất sắc luận án tốt nghiệp và thuyết phục hoàn toàn hội đồng chấm luận án rất “khó tính” gồm các giáo sư đến từ ĐH Uppsala, Thụy Điển.

Còn chị Lê Thị Lan, Phó Bí thư Huyện Đoàn Mê Linh, học viên khóa 7 cho biết: với những kiến thức và kỹ năng lãnh đạo quản lý chị học được từ chương trình Thạc sĩ Quản lý công liên kết giữa ĐHQG Hà Nội và ĐH Uppsala, Thụy Điển, chị đã rất tự tin khi được cơ quan giao chủ trì các sự kiện cho giới trẻ, biết vận dụng tư duy phân tích và phản biện để xử lý những vấn đề cu thể. Ngoài ra, với những kiến thức hàn lâm được các giáo sư, đặc biệt là các giáo sư Thụy Điển truyền giảng cho học viên, chị Lan đã có nền tảng vững chắc để tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học, hiện nay chị Lan đang là nghiên cứu sinh ngành khoa học quản lý tại Trường Đại học Khoa học & Xã hội Nhân văn thuộc ĐHQGHN.

Ngoài những giờ học căng thẳng trên giảng đường, những học viên chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý công (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Uppsala – Thụy Điển) còn có những giờ ngoại khóa thú vị. Đó là những thời điểm để họ trao đổi kiến thức học được và kinh nghiệm thực tế.

Trải qua 9 năm phát triển, Chương trình Thạc sĩ Quản lý Công MPPM đã đào tạo được hàng trăm cán bộ quản lý có trình độ cao cho khắp các tỉnh thành và bộ, ngành của Việt Nam. Trong số hơn 300 cựu học viên của chương trình, nhiều người đang nắm giữ những vị trí quan trọng tại các bộ, ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính Phủ, Bộ Tài Chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, v.v. một số học viện lựa chọn tiếp tục theo học các chương trình nghiên cứu Tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước.

Tiến tới một nền hành chính “vì dân”

Sự vận động không ngừng của xã hội và tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, đòi hỏi nền hành chính công của Việt Nam ngày càng phải nâng cao mức độ chuyên nghiệp. Chất lượng dịch vụ công, đặc biệt là tác phong thực thi công vụ của công chức cần được không ngừng cải thiện. Gần đây, nhiều sự việc liên quan đến sự yếu kém của cán bộ công chức khi giải quyết thủ tục cho công dân như chậm trễ cấp giấy chứng tử, hay cả cơ quan đi nghỉ mát không tiếp công dân ở Hà Nội đã lan truyền với tốc độ chóng mặt, tạo một hình ảnh xấu xí về bộ mặt của nền hành chính công.

Khi công chức lên giảng đường với “ông đồ” đến từ Thụy Điển - 2

Tuy nhiên đó chỉ những vụ việc mang tính cá biệt và không phản ánh đúng nền hành chính công của Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực, với một chính phủ hành động và thực sự coi người dân là khách hàng cần phục vụ chứ không phải đối tượng cần quản lý. Các mô hình như Trung tâm dịch vụ hành chính công ở tỉnh Quảng Ninh, nơi người dân được hưởng dịch vụ công với bốn tiêu chí: tiếp dân tại chỗ, hướng dẫn tại chỗ, phê duyệt tại chỗ, và trả kết quả tại chỗ cần được nhân rộng. Và việc công chức không ngại tự hoàn thiện, đào tạo lại kiến thức và kỹ năng quản lý mà họ đang thiếu hụt là đóng góp hiệu quả trong quá trình hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa nền hành chính công của Việt Nam.

Năm 2017, Chương trình Thạc sĩ Quản lý Công MPPM ra mắt phiên bản mới với khung chương trình được cập nhật thêm nhiều môn học mới, gắn với các xu hướng quản lý công mới và gắn với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Các học viên sẽ được nhận bằng thạc sĩ do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp và các “ông đồ” Thụy Điển vẫn đảm nhiệm các môn học quan trọng, là đặc sản của chương trình MPPM như: “Chính trị so sánh và phúc lợi xã hội”, “Quản trị chiến lược và quản trị sự thay đổi”.

Vào ngày 12/8 tới đây tại Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra buổi tọa đàm: “Mô hình quản lý công Thụy Điển - hàm ý cho Việt Nam” và ra mắt Chương trình Thạc sĩ Quản lý Công Việt Nam - Thụy Điển do ĐHQGHN cấp bằng.

Để biết thêm thông tin, các học viên có thể liên hệ số điện thoại của chương trình: 0919004766, hoặc đăng ký tại: www.trithucquantri.com/infoday

Trung tâm đào tạo và giáo dục quốc tế

Phòng 106 - Nhà E4 - Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN - 144 Xuân Thủy - Cầu Giấy - HN

Bộ phận tuyển sinh: 043 745 00 59 | Hotline: 0919 004 766

Email: thacsiquanlycong@gmail.com | Website: www.cite.edu.vn