Phương pháp học quyết định hiệu quả

Nỗ lực của bản thân mỗi người đóng vai trò then chốt ảnh hưởng kết quả học tập. Tuy nhiên, phương pháp dạy và học cũng góp phần quan trọng trong việc kích thích sự hứng thú và say mê tìm tòi của người học. Chất lượng việc học cũng từ đó được nâng cao.

Kết quả học tập, rèn luyện của một cá nhân là sự tổng hòa bởi nhiều yếu tố. Trong đó, nỗ lực của bản thân mỗi người đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, phương pháp dạy và học cũng góp phần quan trọng trong việc kích thích sự hứng thú và say mê tìm tòi của người học. Chất lượng việc học cũng từ đó được nâng cao.

Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace - đơn vị tiên phong về đào tạo thực hành đã triển khai một phương pháp đào tạo mới mang tên “Phương pháp học: Thực hành - Trải nghiệm - Trực quan”. Cuộc trao đổi với thầy Nguyễn Thanh Hoàng - Phó hiệu trưởng chuyên môn nhà trường dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những lợi ích mà phương pháp này mang lại cho người học.

Thầy Nguyễn Thanh Hoàng - Phó hiệu trưởng chuyên môn trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace.
Thầy Nguyễn Thanh Hoàng - Phó hiệu trưởng chuyên môn trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace.

Thưa thầy, trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace được biết đến như một đơn vị mở lối và thành công với phương pháp học thực hành. iSpace lại vừa triển khai phương pháp đào tạo Thực hành - Trải nghiệm - Trực quan. Thầy có thể nói rõ hơn về phương pháp này?

Phương pháp đào tạo Thực hành - Trải nghiệm - Trực quan là sự kế thừa và phát triển phương pháp “học bằng thực hành” trước đây của nhà trường. Theo đó, sinh viên sẽ được học và được làm trực tiếp trên máy móc, thiết bị thật để “rèn nghề” với tổng thời lượng thực hành là 70%. Bên cạnh thời gian đi thực tập thực tế, mỗi học kỳ, sinh viên sẽ được tập làm việc như một nhân viên dưới sự hướng dẫn của doanh nghiệp. Tại đây, không những các bạn được rèn luyện về chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm mà còn có thể trau dồi về kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm. Mỗi nghề đều được thiết kế với tối thiểu 500 giờ trải nghiệm thực tế như vậy. Đặc biệt, các bạn phải chứng minh được quá trình học việc của mình bằng những sản phẩm thực có thể sử dụng được. Đó gọi là trực quan.

Có thể nhiều người sẽ nghĩ trực quan là sinh viên được “cầm tay chỉ việc”. Vì sao iSpace lại định nghĩa về yếu tố trực quan khác như vậy?

Sở dĩ yếu tố trực quan ở đây lại có phần khác biệt là vì iSpace muốn nhấn mạnh mục tiêu của việc đào tạo thực hành và cho sinh viên trải nghiệm thực tế là để các bạn không chỉ biết cách làm mà còn phải làm được và sản phẩm làm ra phải sử dụng được. Khi sinh viên ra trường, cái doanh nghiệp cần chính là khả năng làm “được việc” của ứng viên và các bạn phải chứng minh điều đó qua sản phẩm thực.

Được biết, iSpace rất chú trọng việc kết nối doanh nghiệp để cùng đào tạo. Vậy với phương pháp mới này, doanh nghiệp có ý kiến hay phản hồi nào không thưa thầy?

Định hướng đào tạo thiên về thực hành, trách nhiệm của trường là phải kết nối chặt chẽ cùng doanh nghiệp để cập nhật thường xuyên công nghệ mới và những yêu cầu đầu vào đối với ứng viên của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh chương trình giảng dạy sao cho phù hợp. Chúng tôi nhận được những đánh giá tích cực từ các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên trường thực tập và làm việc. Có những đơn vị đã tìm được ứng viên tiềm năng và phù hợp ngay trong quá trình tham gia huấn luyện chuyên môn và kỹ năng nghề cho các bạn tại trường. Phương pháp đào tạo “Thực hành - Trải nghiệm - Trực quan” được ra đời là nhờ sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp đồng hành để phát huy hơn nữa ý nghĩa của yếu tố thực hành, tạo điều kiện cho các bạn thể hiện năng lực ngay khi còn học qua những sản phẩm thực tế. Doanh nghiệp cũng từ đó dễ dàng nhận ra những ứng viên tiềm năng hơn.

Một giờ học của sinh viên iSpace.
Một giờ học của sinh viên iSpace.

Thầy có thể cho biết iSpace đã chuẩn bị thế nào để phương pháp này phát huy được hiệu quả tốt nhất?

Hiện nhà trường đã hoàn thiện việc đổi mới cấu trúc chương trình đào tạo theo hướng xác định rõ cho sinh viên năng lực cốt lõi và giá trị cốt lõi của từng nghề trước khi các bạn theo học. Năng lực cốt lõi giúp sinh viên hình dung với nghề đó các bạn sẽ được học những gì và làm được những gì sau mỗi giai đoạn, đồng thời trường cũng vạch ra cho các bạn lộ trình phát triển theo cấp bậc của ngành nghề đã chọn. Giá trị cốt lõi giúp sinh viên biết được những lợi thế mình nắm giữ khi học tại iSpace và khi ra trường để tự tin hơn đến với nhà tuyển dụng. Nhà trường cũng đầu tư mới máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu học thực hành, xây dựng xưởng thực tập, phòng thực hành, phòng mô phỏng nghiệp vụ, tại đây mô tả những đầu công việc cụ thể theo từng nghề mà sinh viên phải hoàn thành được qua từng học kỳ. Việc này giúp các bạn xác định rõ mục tiêu và có kế hoạch học tập hiệu quả. Nhà trường cũng tăng cường kết nối với doanh nghiệp trong giảng dạy và hướng dẫn thực tập để sinh viên được trải nghiệm một cách chân thực môi trường làm việc ngay khi còn đi học.

Xin cảm ơn thầy!