“Sinh viên FPT Polytechnic hoàn toàn có thể tự tin sau khi ra trường”

(Dân trí)-Với phương pháp đào tạo dự án, SV FPT Polytechnic được cọ sát công việc ngay trong quá trình học tập nên các em sẽ được trang bị đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập. Nhờ đó mà SV FPT Polytechnic hoàn toàn có thể tự tin sau khi ra trường.

Đó là khẳng định của TS Đàm Quang Minh, Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam trong buổi tư vấn chiều nay trên báo điện tử Dân trí.
 
Chiều nay 20/8, FPT Polytechnic tổ chức tư vấn tuyển sinh trên báo điện tử
Chiều nay 20/8, FPT Polytechnic tổ chức tư vấn tuyển sinh trên báo điện tử Dân trí với chủ đề "Học tập thực dụng - nên hay không?".
 
Nhằm giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh, các em học sinh THPT về FPT Polytechnic và kỳ tuyển sinh tháng 8/2012, chiều nay các đại diện của FPT Polytechnic tư vấn tuyển sinh trên báo điện tử Dân trí với chủ đề "Học tập thực dụng - nên hay không?".
 
* * *
 
Thực dụng được hiểu là coi trọng lợi ích trước mắt và thường được nhìn nhận với nghĩa xấu. Tuy nhiên cần hiểu nghĩa tích cực của từ này, học tập thực dụng có nghĩa là học những gì dùng được thật. Chúng ta vẫn thường thiếu thiện cảm với những người thực dụng mà quên rằng thực dụng chính là động lực chính đáng để phát triển. Nếu không thực dụng, người ta sẽ làm việc vô nghĩa và không hiệu quả. Thực dụng đi liền với hiệu quả.
 
Các thế hệ Việt Nam quá coi trọng Nho giáo mà bỏ qua tính thực dụng, thực tiễn. Mô tả điều gì thì thường dùng ý, dùng tứ chứ không mô tả trực tiếp, coi trọng lễ nghĩa hơn bản chất. Chính những yếu tố đó đã khiến cho người lao động Việt Nam được nhận vào nhiều nơi là do quan hệ, quen biết hơn là làm được việc. Bố mẹ nghỉ hưu thì con cái vào làm thay mà không cần biết con có thích và có phù hợp với vị trí đó không? Hậu quả là tổ chức không phát triển được mà cá nhân cũng luôn cảm thấy không thỏa mãn.

Trong khủng hoảng, mọi người, mọi doanh nghiệp mới nhận ra tầm quan trọng của tính thực dụng. Tức là những gì không cần thiết, không bản chất thì có thể loại bỏ để doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao hơn để có thể tồn tại và phát triển. Mỗi cá nhân cũng cần nhìn nhận việc học tập thực tiễn và thực dụng hơn. Những gì cần học sẽ học cẩn thận để đi làm, những gì rườm rà sẽ được bỏ qua.

Với triết lý “Thực học - Thực nghiệp”, FPT Polytechnic đưa khái niệm thực dụng vào trong học tập. Thực dụng trong học tập có nghĩa là chỉ học những gì cần thiết và hiện tại xã hội đang cần. Chương trình học xoay quanh ba kỹ năng căn bản gồm: kỹ năng chuyên môn tập trung vào các công nghệ tiên tiến, hiện đại đang được áp dụng; kỹ năng Tiếng Anh giúp sinh viên giao tiếp và đọc hiểu tài liệu chuyên môn trong thời đại hội nhập và kỹ năng Tin học giúp sinh viên sử dụng công nghệ trong công việc và cuộc sống. Với ba kỹ năng thực dụng cho cuộc sống và công việc, sinh viên ra trường sẽ không còn bỡ ngỡ và thiếu tự tin.

Để thực hiện được triết lý trên, FPT Polytechnic áp dụng phương pháp đào tạo “project-based training” có nghĩa là đào tạo qua dự án. Mỗi dự án là một yêu cầu thực tế đời sống cần được giải quyết, mỗi bài tập là một bài học từ thực tiễn để nâng cao tính thực dụng của chương trình học. Mục tiêu lớn nhất của chương trình đào tạo là để sinh viên có thể làm được việc sau khi ra trường.

FPT Polytechnic hiện đào tạo 5 chuyên ngành đang rất thu hút được đông đảo người học và là những chuyên ngành mà xã hội đang thiếu nhân lực có tay nghề hiện nay là: Thiết kế web, Ứng dụng phần mềm, Kế toán doanh nghiệp, QTDN - Nhân sự & Văn phòng, QTDN - Marketing & Bán hàng). Thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau sẽ đủ điều kiện trở thành sinh viên của FPT Polytechnic: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm tổng kết Toán lớp 12 hoặc điểm Toán thi tốt nghiệp THPT từ 5.5 trở lên, hoặc sinh viên hệ chính quy các trường Cao đẳng, Đại học.

Nhằm giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh, các em học sinh THPT về FPT Polytechnic và kỳ tuyển sinh tháng 8/2012, đại diện của FPT Polytechnic tư vấn tuyển sinh trên báo điện tử Dân trí vào 14h ngày 20/8.
 
Thông tin khách mời:
 
TS Đàm Quang Minh, Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
TS Đàm Quang Minh, Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
 
TS Đàm Quang Minh, Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam. Bảo vệ Tiến sĩ tại CHLB Đức, khi về nước, ông từng công tác tại vị trí Trợ lý TGĐ FPT và Giám đốc chương trình hợp tác quốc tế giữa ĐH FPT và Đại học Greenwich (Anh) và hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT. Ông cũng có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện về các vấn đề giáo dục và xã hội trên các tạp chí của Việt Nam.
ThS Vũ Chí Thành, Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.
ThS Vũ Chí Thành, Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.

ThS Vũ Chí Thành, Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội. Học xong Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ, anh có một thời gian công tác tại Ngân hàng thế giới World Bank tại Washington DC, và trở về công tác tại vị trí Trưởng ban Tuyển sinh và Công tác Sinh viên - FPT Polytechnic và sau đó được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội từ năm 2011.