Từ “ngại nghĩ” đến chữ “minh”

“Người học ngoại ngữ là đã có ít nhất ba chữ “minh”. Câu nói của thầy làm tôi, một đứa theo học ngành ngoại ngữ - làm nghề dịch nói, dịch viết mấy năm nay, như chợt tỉnh cơn mê.


Từ “ngại nghĩ” đến chữ “minh”

Không ít lần tôi thấy tự ti, nuối tiếc, thậm chí ân hận về ngành học mình đã chọn. Và hẳn nhiều người cũng có suy nghĩ như tôi. Chao ôi, cái nghề dịch. Nhiều trí thức bảo ngoại ngữ chỉ là công cụ. Phải có chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu mới thành nghề. Ai vui tính bảo nghề “môi giới tiếng”. Kẻ quá trớn bảo “gái gọi”. Ðứa ác miệng quở quang chả mấy mà “tuyệt chủng”.

Trong cái thời buổi ra đường trẻ con nói tiếng tây như gió, các teen xem phim Mỹ chẳng cần đọc phụ đề, các anh kỹ thuật, các bác chuyên gia chỉ thích đọc tài liệu gốc đủ thứ ngôn ngữ, thử hỏi chỗ đâu cho “môi giới”, hội họp nào cần “gái gọi” dịch dọt? Ấy là chưa kể thời buổi công nghệ, các phần mềm dịch tự động, hỗ trợ dịch thuật nhan nhản.

Suy cho cùng, những ai sống tốt với nghề, giàu nhờ nghề đều có tí “ngoại”: sống ở ngoại, có bằng thạc sĩ, tiến sĩ ngoại, hoặc chí ít cũng là cử nhân du học. Cái ngữ “nông dân anh hùng” như tôi, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, chưa từng đặt chân tới nước nói tiếng Anh thì mãn kiếp vẫn ở “sau lũy tre làng” mà thôi. Ðất đâu mà “đi khách”.

Cơ duyên  run rủi tôi đến với nghề báo và được tham gia một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn. Ða số các học viên trong lớp đều là dân ngoại ngữ. Thầy tôi, một nhà giáo và là nhà báo kì cựu bảo: “Cơ quan anh chị làm thế là đúng. Tuyển người học ngoại ngữ về đào tạo làm báo thì được. Vì  học ngoại ngữ là đã có ba chữ minh: thông minh, văn minh và minh bạch. Chứ nói xin lỗi, tuyển dân báo chí, nhất là dân học văn khối C về dạy ngoại ngữ cho làm được nghề ấy mà, thì bó cái tay. Khó cải tạo lối tư duy lằng nhằng ấy lắm”.

 

Từ “ngại nghĩ” đến chữ “minh”

Cơ duyên  run rủi tôi đến với nghề báo và được tham gia một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn. Ða số học viên trong lớp đều là dân ngoại ngữ. Thầy tôi, một nhà giáo và là nhà báo kì cựu bảo: “Học ngoại ngữ là đã có ba chữ minh: thông minh, văn minh và minh bạch.”

Quả là gãi đúng chỗ ngứa dân ngữ. Những kẻ bị gán mác “ngại nghĩ” như mình hóa ra lại được cho là thông minh xán lạn, tư duy mạch lạc, gãy gọn, phóng khoáng, phong cách cởi mở văn minh, tiên tiến.

Thử khảo sát mà xem, khối lãnh đạo cao cấp cũng xuất thân từ cái nghề “môi giới” hay “gái gọi” đấy nhé. Vậy cho nên hãy cứ học ngoại ngữ vì các bạn không chỉ có được tiếng nước ngoài đâu.

Theo Tiền phong