Tiềm năng tự xuất bản điện tử ở Việt Nam: Cơ hội ngày càng rộng mở cho các tác giả trẻ

(Dân trí) - Tự xuất bản điện tử Việt Nam đang có đầy đủ những tiềm năng phát triển và bắt kịp với xu hướng của thị trường sách thế giới trong thời đại 4.0. Qua đó, tác giả Việt trẻ có thêm nhiều cơ hội mang sách tới độc giả, có được nguồn thu nhập xứng đáng từ nghề viết.

Châu Á - Thị trường màu mỡ của mô hình tự xuất bản điện tử

Với dân số là 4,2 tỷ người, chiếm 60% dân số thế giới cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ và internet, châu Á đang là thị trường màu mỡ để mô hình tự xuất bản điện tử (XBĐT) nở rộ. Hai đại diện nổi bật nhất của châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản hiện nằm trong top 6 thị trường tự XBĐT của thế giới.

Theo Báo cáo thị trường sách điện tử - Quý IV/2018 và Quý I/2019 – “Sự phát triển của mô hình tự xuất bản điện tử” của Nền tảng xuất bản điện tử Waka, trong năm 2018, doanh thu của 2 thị trường này chiếm 21% tổng doanh thu thế giới.

Tiềm năng tự xuất bản điện tử ở Việt Nam: Cơ hội ngày càng rộng mở cho các tác giả trẻ - 1

Dù đi sau châu Âu, châu Mỹ khá nhiều nhưng tự XBĐT ở châu Á đang có những bước đi ấn tượng. Điều này đến từ sự thay đổi thói quen đọc sách của người dân và sự phát triển mạnh mẽ của văn học mạng.

Tự xuất điện tử Việt Nam sẽ bùng nổ trong 5 năm tới

Thị trường Việt Nam có đặc điểm là dân số đông, tỷ lệ người dùng Internet rất cao, tốc độ tăng tỷ lệ người dùng Internet đạt 7-8%/năm. Điều này gợi mở tiềm năng phát triển các nền tảng công nghệ phục vụ cho mọi nhu cầu đời sống.

Tiềm năng tự xuất bản điện tử ở Việt Nam: Cơ hội ngày càng rộng mở cho các tác giả trẻ - 2

Trong những năm gần đây, Văn hóa đọc ở Việt Nam đã bước đầu được hình thành. Nhu cầu, thói quen đọc sách của người Việt rất đa dạng và ngày càng được nâng cao. Trong đó, ebook đặc biệt được ưa chuộng do đặc tính dễ dàng của nó. Số liệu từ Báo cáo của Waka cho thấy thời lượng đọc ebook bình quân của độc giả trên Waka liên tục tăng và đang ở mức khoảng 30 phút/người/ngày.

Trước đó, Waka cũng từng công bố những con số đáng mừng cho thấy độc giả Việt ngày càng sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn cho ebook. Tính riêng trên nền tảng Waka, năm 2016, cứ 10 người đọc thì chỉ có 1 người sẵn sàng chi nhiều hơn 100.000 đồng/năm cho ebook. Nhưng đến năm 2017, con số này đã tăng lên 3/10 người.

Tiềm năng tự xuất bản điện tử ở Việt Nam: Cơ hội ngày càng rộng mở cho các tác giả trẻ - 3

Hiện nay, Đảng và nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, phát triển Văn hóa đọc. Ngày 15/03/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 329/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trước đó, Luật xuất bản 2012 cũng đã đề cập đến khái niệm xuất bản điện tử. Theo đó, xuất bản điện tử cũng có những công đoạn tương tự xuất bản truyền thống, chỉ khác ở giai đoạn sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử. Như vậy, pháp luật không còn giới hạn xuất bản ở dạng vật chất như sách giấy theo cách hiểu truyền thống, mà mở rộng sang môi trường số hóa.

Nhiều cuộc thi viết cũng đã được tổ chức nhằm thu hút các tác giả tài năng tham gia sáng tác và có cơ hội được xuất bản tác phẩm. Đến năm 2014, sự gia nhập thị trường của các nền tảng xuất bản điện tử như Waka, iPub, Alezaa... đã tạo một luồng gió mới cho ngành xuất bản ở Việt Nam. Từ đây, các tác giả trẻ có thêm nhiều cơ hội mang tác phẩm của mình tới đông đảo bạn đọc nhờ sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ.

Với những tiềm năng hiện tại, dự đoán đến năm 2025, tự xuất bản điện tử sẽ thực sự bùng nổ ở Việt Nam. Nhóm tác giả mới nổi - nổi tiếng được kỳ vọng có thể sống bằng nghề viết với mức thu nhập khoảng 20-30 triệu đồng/tháng.

Tiềm năng tự xuất bản điện tử ở Việt Nam: Cơ hội ngày càng rộng mở cho các tác giả trẻ - 4

Những bước đi tiên phong

Thị trường Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển tự xuất bản điện tử, song cũng còn tồn tại một số rào cản nhất định. Hiện tại, nguồn nhân lực XBĐT còn thiếu khá nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm bản quyền vẫn diễn ra khá phổ biến. Quy trình cấp phép cho các tác phẩm điện tử cũng mất nhiều thời gian (từ 1-3 tháng).

Với những thách thức trên, cần có những tổ chức có năng lực và kinh nghiệm đủ mạnh để tiên phong đặt nền móng cho tự xuất bản điện tử tại Việt Nam. Sứ mệnh của họ là hỗ trợ nhiều tác giả trẻ có cơ hội mang tác phẩm của mình đến độc giả và sống được bằng nghề viết.

Waka là nền tảng xuất bản điện tử đi đầu trong việc khai thai thác mô hình tự xuất bản điện tử và đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về số lượng tác phẩm và số lượng người dùng. Ra đời từ năm 2014, đến nay, Waka có hơn 3,5 triệu người dùng và hơn 13.000 nội dung điện tử đa dạng về thể loại.

Từ năm 2017, Waka đã đưa vào khai thác 2 mô hình tự xuất bản là Dự án "Nhóm 4.0" với mô hình sáng tác theo nhóm tác giả và nhóm dịch Affiliate trong đó Waka mua bản quyền tác phẩm nước ngoài, nhóm dịch sở hữu bản dịch và xuất bản điện tử trên Waka.

Tiềm năng tự xuất bản điện tử ở Việt Nam: Cơ hội ngày càng rộng mở cho các tác giả trẻ - 5

Các dự án trên bước đầu tạo tiền đề giúp thị trường ebook Việt Nam từng bước bắt nhịp vào xu thể phát triển của thị trường sách trong thời đại 4.0. Đồng thời, một cộng đồng sách văn minh đã dần được hình thành, nơi các tác giả có thể tự xuất bản và có được doanh thu từ chính những tác phẩm của mình thay vì chia sẻ miễn phí.

Thông tin chi tiết về sự phát triển mô hình tự xuất bản điện tử. Vui lòng tham khảo báo cáo tại Waka.vn: Báo cáo thị trường sách điện tử - Quý IV/2018 và Quý I/2019 – “Sự phát triển của mô hình tự xuất bản điện tử”.

Waka là nền tảng xuất bản điện tử số 1 Việt Nam. Waka hiện phân phối và sở hữu hơn 13.000 cuốn ebooks thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Waka có hơn 3,5 triệu độc giả, tốc độ tăng trưởng 50% - 60% mỗi năm.

Hàng quý Waka sẽ làm các báo liên quan số liệu, dự báo sự phát triển của ngành sách (giấy, điện tử) trong nước và thế giới, để người dùng có thể cập nhật được các thông tin, số liệu về ngành sách nhanh nhất.

Nền tảng Waka là cầu nối giữa tác giả, dịch giả, nhà xuất bản và bạn đọc, giúp nâng cao văn hóa đọc của người Việt và mang đến một phong cách đọc sách hiện đại, tiện ích hơn.