1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa:

Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh

(Dân trí) - Thời gian tới, ngành giáo dục Thanh Hóa sẽ căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh.

 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 1
Cả 3 cha con không cần đội mũ
 
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT, cùng các ngành chức năng tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến đến từng đơn vị, trường học và tổ chức nhiều chương trình an toàn giao thông. Tuy nhiên hầu như những việc làm trên vẫn không "ăn nhằm gì" khi mà vẫn còn nhiều phụ huynh khi đưa đón con em không hề chấp hành đội mũ bảo hiểm. 
 
 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 2
Cần gì mũ bảo hiểm

Tình trạng này chủ yếu chỉ diễn ra trên địa bàn thành phố. Việc này vô hình chung đã tạo cho các em thói quen xấu về văn hóa tham gia giao thông về sau.

Khi được hỏi về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Nam, phụ huynh một học sinh nói: “Nhà gần trường đi có tý là đến nơi nên không mang theo mũ. Hơn nữa các cháu còn nhỏ ai lại bắt phạt”.  
 
Có mặt tại trường Tiểu học Quảng Thành, và trường Tiểu học Điện Biên, thành phố Thanh Hóa sau buổi tan trường, hình ảnh các bậc phụ huynh chở con ngồi phía sau không có mũ bảo hiểm rất phổ biến.  

Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 3

 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 4
Chở 2, chở 3 không cần mũ bảo hiểm
 
Theo Nghị định 34, ngày 2/4/2010 của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã quy định mức phạt từ 100.000 - 200.000đ đối với hành vi điều khiển phương tiện môtô, xe gắn máy chở trẻ từ 6 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người tham gia giao thông nói chung và phụ huynh học sinh không tuân thủ nghiêm quy định này. 
 
Theo thống kê của ngành Y tế, trung bình mỗi năm có hơn 1.900 trường hợp trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông. Trong đó, tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi bị chấn thương sọ não chiếm 13,4%, gần 1/2 trong số này do không đội mũ bảo hiểm.
 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 5
 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 6
Vừa chở con không đội mũ, vừa băng qua đường rất nguy hiểm
 
Chia sẻ với Dân trí, ông Lê Xuân Đồng, GĐ Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: “Ngành đã phối hợp với Ban an toàn giao thông, Công an thành phố Thanh Hóa thường xuyên tổ chức tuyên tuyền, giáo dục ý thức cho học sinh. Đầu năm học đã có văn bản hướng dẫn đến tận các đơn vị trường học. Tổ chức chương trình bé với an toàn giao thông, chương trình phát mũ bảo hiểm cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong văn hóa giao thông của học sinh như: Đối với học sinh nông thôn cứ tan trường là dàn hàng 2, hàng 3, đây được xem như là một yếu tố gắn với hình ảnh của học sinh rồi thì phải. Thứ hai, học sinh đi xe đạp vượt đèn đỏ, còn ngồi sau người nhà không đội mũ bảo hiểm vẫn còn tồn tại nhiều. Phụ huynh không mang theo mũ bảo hiểm cho con đó là những hình ảnh không đẹp lắm”. 
 
 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 7
 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 8
Ảnh chụp trên quốc lộ 1A, đoạn qua TP Thanh Hóa
 
Ông Đồng cho biết thêm, nếu chỉ tuyên truyền chung chung thì cũng không có hiểu quả, mà cần phải có những biện pháp hay hướng giải quyết cụ thể như: Các trường phải có nơi cất mũ bảo hiểm cho học sinh, cần có sự vào cuộc đều của các bên, nhất là ý thức của các bậc phụ huynh. Đây đâu phải là do trình độ dân trí thấp, việc này chủ yếu là do ý thức của các bậc phụ huynh. Giải pháp tốt nhất là sẽ căn cứ vào vi phạm của học sinh để đánh giá xếp loại hạnh kiểm.
 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 9
Trung tá Mỵ Duy Xuân, Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Thanh Hóa trao đổi với Dân trí
 
Trung tá Mỵ Duy Xuân, Đội trưởng độ CSGT Công an thành phố Thanh Hóa cho biết: “Thời gian qua, đối tượng học sinh vi phạm tương đối phổ biến. Chúng tôi đã phối hợp với các trường, tiến hành xử lý vi phạm, cảnh báo nguy cơ tai nạn. Thời gian tới chúng tôi sẽ tổ chức khảo sát các trường có vi phạm nhiều để có biện pháp xử lý. Nếu phát hiện trường hợp phụ huynh nào chở con em trên 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm sẽ xử lý và gửi thông báo về cơ quan nếu là công chức, hoặc thông báo về địa phương.
 
Quan trọng nhất là các bậc phụ huynh trước hết phải biết đảm bảo tính mạng của con em mình. Nhiều bậc phụ huynh biết nhưng vẫn cố tình vi phạm. Dù sao đi nữa thì cái chính vẫn là ý thức của các bậc phụ huynh”.
 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 10
  
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 11
 
Căn cứ vi phạm giao thông để đánh giá hạnh kiểm học sinh - 12
Những hình ảnh như thế này không khó bắt gặp sau những buổi tan trường
 
Duy Tuyên - Lan Anh