1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
  4. TPHCM vào mùa mưa

Cho máu sao như bán máu?

Một số bạn đọc cho biết khi bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu, có bệnh viện yêu cầu người thân phải cho máu. Nhưng sau đó lại yêu cầu làm thủ tục bán máu cho bệnh viện và làm thủ tục mua máu của bệnh viện để truyền cho bệnh nhân.

Nhiều người tỏ ý không đồng tình với việc này. TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc BV Truyền máu huyết học (BV TMHH) TPHCM - cho biết:

Theo qui định, khi vận động được người nhà, bệnh viện sẽ viết giấy giới thiệu người cho, hiến máu sang bệnh viện TMHH. Tại đây, sau khi xét nghiệm máu cho kết quả không có bệnh, bệnh viện TMHH mới lấy máu của người nhà và bồi dưỡng theo qui định là 150.000 đồng/đơn vị máu.

Nếu bệnh viện nào tự lấy máu người nhà, tự làm xét nghiệm nhanh và truyền máu cho bệnh nhân - không trong tình huống khẩn cấp - là hoàn toàn sai.

Nhưng có người cho rằng việc bệnh viện trả tiền được hiểu là họ bán máu cho người thân, và thắc mắc sao không truyền máu của họ cho người nhà mà lại truyền máu của người khác?

Nếu ngại rằng làm thế là bán máu thì người nhà bênh nhân có thể yêu cầu không nhận tiền bồi dưỡng, nhưng vẫn phải trả tiền mua máu (285.000đ/đơn vị) cho bênh viện.

Nhiều người lo ngại truyền máu người khác thì dễ có nguy cơ lây bệnh, nhưng trường hợp này rất khó xảy ra vì bệnh viện TMHH đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc rất kỹ 11 loại bệnh nguy hiểm (ung thư, HIV, viêm gan...).

Và để có một bịch máu an toàn thì cần phải có thời gian xét nghiệm bằng kỹ thuật Elisa, mất khoảng 3-4 tiếng. Còn test nhanh thường cho kết quả sàng lọc bệnh không chuẩn xác.

Về chuyên môn, việc truyền máu cùng huyết thống là không tốt vì có thể gây ra phản ứng về miễn dịch. Do đó, ít khi nào người ta truyền máu trực tiếp người thân cho người thân - trừ trường hợp hãn hữu.

Theo Tuổi trẻ