Công nghệ thông tin - Muốn thành công hãy học để trở thành “vừa là thầy vừa là thợ”

Chỉ 10 năm trước đây, nhắc tới CNTT, người ta nghĩ ngay tới một ngành nghề thời thượng được các bạn trẻ theo đuổi và ao ước.

Tuy nhiên, với việc đào tạo ồ ạt, chương trình học không cập nhật, một số lượng cử nhân CNTT ra trường đã thất nghiệp hoặc phải chuyển ngành nghề khác. Vậy phải chăng CNTT đã hết thời?

Ngành học "hot" nhất của một thời

Trong những năm 2000-2005, khi ngành CNTT bắt đầu phát triển tại Việt Nam, đây là thời điểm bùng nổ nhân sự trong lĩnh vực này, CNTT được xem như một ngành hấp dẫn, được trọng dụng, thu nhập cao... Thời điểm này, nhà nhà định hướng cho con em học CNTT, tỷ lệ dự thi vào khoa CNTT tăng đáng kể, khoa CNTT tại các trường ĐH luôn là khoa có tỷ lệ chọi cao.

Do nhu cầu tăng “chóng mặt” đào tạo CNTT, số lượng các trường, các khoa đào tạo CNTT cũng tăng theo cấp số nhân. Theo thống kê năm 1995, cả nước mới chỉ có 7 khoa CNTT nhưng đến nay có khoảng 290 trường đại học, cao đẳng và 143 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có đào tạo về CNTT-TT (theo sách trắng về CNTT-TT năm 2013).

Ngành CNTT không còn “thừa thầy - thiếu thợ” mà cần người “vừa là thầy vừa là thợ”

Khi mà một số lượng không nhỏ sinh viên CNTT ra trường thất nghiệp hoặc phải làm công việc không đúng với ngành được đào tạo. Phải chăng cung nhân lực CNTT đã thừa so với nhu cầu tuyển dụng?

Câu trả lời từ thực tế và phân tích của các chuyên gia lại hoàn toàn ngược lại. Cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin, sự mở cửa của nền kinh tế khi gia nhập WTO đã kéo theo rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các công ty công nghệ lớn của thế giới tới Việt Nam. Nhu cầu về tuyển dụng các ngành CNTT ngày càng tăng, tiêu biểu số lao động năm 2008 là 200.000 người thì năm 2012, số lao động đã tăng lên 350.000 người, dự kiến trong các doanh nghiệp CNTT lớn tại Việt Nam, con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa, dự kiến đến năm 2020 sẽ cần 600.000 lao động.

Công nghệ thông tin - Muốn thành công hãy học để trở thành “vừa là thầy vừa là thợ”

Không những vậy, với lợi thế chi phí thấp, các công ty công nghệ tại Việt Nam đã dần trở thành nguồn lực thuê ngoài hùng hậu cho những công ty công nghệ từ Singapore, Nhật, Mỹ... Các công ty chuyên gia công phần mềm cho các công ty nước ngoài hoạt động rất hiệu quả.

Tuy nhiên, ngành CNTT hiện nay không còn căng thẳng “tình trạng thừa thầy – thiếu thợ” mà là thiếu người “vừa là thầy vừa là thợ”. Theo ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội tin học TP Hồ Chí Minh, lý do là “rất nhiều sinh viên ra trường chỉ có lý thuyết, không có khả năng áp dụng thực tế do các trường đại học, cao đẳng đua nhau đưa CNTT vào đào tạo nhưng chất lượng đào tạo thì không phải đơn vị nào cũng đặt lên hàng đầu”,.

Ngoài ra, “việc xuất hiện các mô hình đào tạo quá đề cao việc đào tạo theo kiểu “bắt tay chỉ việc” sẽ khiến nguồn đầu ra chỉ biết làm theo chỉ dẫn mà không có tư duy sâu về nghề nên các bạn rất khó theo kip tiến độ công việc đòi hỏi chuyên môn cao”, ông Hoàng Mạnh Đức – Phó GĐ chương trình HTĐT quốc tế Genetic Bách Khoa chia sẻ.

Tiết học thực hành của sinh viên Học viện CNTT Bách Khoa
Tiết học thực hành của sinh viên Học viện CNTT Bách Khoa.

“Lối thoát hiểm” cho các bạn trẻ theo đuổi ngành CNTT

Trong lúc các bạn trẻ đam mê theo đuổi ngành CNTT vẫn còn loay hoay tìm hướng đi đúng cho mình là chọn làm “thầy” hay làm “thợ” thì việc ra đời các khóa đào tạo, các chương trình liên kết nước ngoài được đánh giá cao nhờ trang thiết bị giảng dạy, giáo trình cập nhật, môi trường giáo dục mang tính thực tiễn và trải nghiệm cao và hơn hết là cơ hội hoàn thiện bằng cấp tại các trường ĐH, học viện trong và ngoài nước đã trở thành “cứu cánh”.

Sinh viên Đinh Ngọc Cương– Khóa D17 – Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế Genetic Bách Khoa cho biết: “Hiện giờ tôi đang làm tại VTC Game được hơn 6 tháng mặc dù năm sau mới ra trường. Việc kết hợp đi làm và thời gian học tập khiến tôi khá bận rộn nhưng tôi cảm thấy khá vui mừng vì hiện nay tình trạng thất nghiệp khá phổ biến. Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên đã được thực hành rất nhiều và tham gia ngoại khóa để nâng cao mọi kỹ năng. Tôi đang có khởi đầu thuận lợi và tôi sẽ tiếp tục học thêm bằng Thạc sĩ sau khi tốt nghiệp Genetic để tự tin hơn trong nghề nghiệp”.

Tiết học thực hành của sinh viên Học viện CNTT Bách Khoa

Đinh Ngọc Cương rất yêu thích môi trường học tập thực tế với nhiều hoạt động ngoại khóa như tại Genetic Bách Khoa

Không yêu cầu cao ở đầu vào, các chương trình đào tạo về CNTT theo hướng hợp tác quốc tế do BK Holdings, ĐH Bách Khoa Hà Nội thực sự là một cơ hội cho các bạn trẻ đam mê công nghệ tiếp tục hướng đi của mình.

Trong năm 2014, thông qua khóa học 3 buổi “Hội nhập môi trường đào tạo quốc tế”, Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế Genetic Bách KhoaHọc viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) thuộc ĐH Bách Khoa HN áp dụng hai bài kiểm tra đặc biệt và độc quyền rất thú vị để tuyển chọn đầu vào: Gencode – bài test vân tay để xác định khả năng bẩm sinh và DISC – test tính cách để xác đinh sở thích, đặc điểm cá nhân xác định mức độ phù hợp với ngành CNTT cũng như môi trường đào tạo quốc tế.

Khóa học “Hội nhập môi trường đào tạo quốc tế” năm học 2014 – 2015

Đơn vị tổ chức: Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế Genetic Bách KhoaHọc viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) - ĐH Bách Khoa HN

Thời gian (được chia thành các đợt): 11 – 12/7/2014; 26-27/7/2014; 2-3/8/2014

Địa điểm: Hội trường tầng 10, thư viện điện tử Tại Quang Bửu, ĐH Bách Khoa HN

Chi phí tham dự: 1,500,000 VNĐ (được tài trợ toàn bộ)

Các bạn học sinh tốt nghiệp THPT có thể đăng ký tham dự khóa học Tại Đây hoặc liên hệ với số điện thoại (04) 3868 1016.