Đề thi và đáp án vênh nhau?

Nếu xét về phương pháp luận <a href="http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/lantm/DeHoaBCt.pdf">đề thi Hóa khối B</a> và <a href="http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/lantm/DaHoaBCt.pdf">đáp án</a>của câu III.2 không được phù hợp với nhau khiến nhiều thí sinh bị mất đến 0,5 điểm.

Bài III có mục đích kiểm tra kiến thức về dãy hoạt động của kim loại và tính chất lưỡng tính của kim loại kẽm.

Trong phần III.1, Zn và Cu được cho vào dung dịch AgNO3 để tạo được dung dịch chứa CuNO3)2 và Zn(NO3)2. Ở phần III.2, Zn dư được đưa vào dung dịch trên để chuyển toàn bộ Cu(NO3)2 thành Zn(NO3)2. Kết quả thu được dung dịch chứa 0,035 mol Zn(NO3)2 (dung dịch D). Sau đó cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tính giá trị của V.

Đáp án của bộ như sau:

Dung dịch D có 0,035 mol Zn(NO3)2.

Khi cho NaOH tác dụng với Zn(NO3)2 sẽ có phản ứng:

Đề thi và đáp án vênh nhau? - 1

Và nếu dư NaOH thì:

Đề thi và đáp án vênh nhau? - 2
 

Khối lượng kết tủa Zn(OH)2 có thể thu được tối đa sẽ là 0,035 mol hay 3.465g.

Nhưng khối lượng kết tủa thực tế là 2,97g (0,03 mol) nhỏ hơn lượng Zn(OH)2 max 0,035 mol (3.465g). Như vậy 2,97g thu được có thể do Zn(OH)2 kết tủa (phương trình 1) chưa hết hay đã kết tủa hết sau đó lại tan ra khi tiếp tục cho thêm NaOH vào (phương trình 2). Theo phương án 1 thì V = 30ml. Theo phương án 2 thì V = 40ml.

Tôi muốn nhấn mạnh đến cách dùng từ của đề thi. Đề thi đã dùng “cho từ từ V ml NaOH vào dung dịch D”. Khi đã cho từ từ nghĩa là đã đặt ra mục đích kiểm soát quá trình phản ứng. Như vậy phải kiểm soát để khi vừa đạt tới mục đích thì thôi. Do đó, khi cho NaOH vào cho đến khi có được 2,97g kết tủa là dừng ngay, chứ không cho kết tủa hết rồi sau đó lại cho thêm NaOH cho kết tủa tan ra như phương án 2 của đáp án.

Thực tế khi chấm bài tôi thấy số thí sinh giải theo hai phương án hay chỉ giải theo phương án 1 cũng ngang ngửa nhau dù rằng trong phần III.1 thí sinh cũng có đưa ra phương trình (2), nghĩa là thí sinh có hiểu tính lưỡng tính của Zn.

Xét về mặt logic của ngôn ngữ và phương pháp luận thì chỉ có phương án 1 mà không có phương án 2. Như vậy chỉ cần thí sinh giải phương án 1 là được trọn điểm của phần III.2.

Muốn thí sinh làm cả hai phương pháp thì phải chỉnh lại đề là: “Sau đó cho V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97g kết tủa. Tính giá trị của V“. Nghĩa là phải xóa hai từ ”từ từ“ đi. Hai từ này chính là cái bẫy khiến nhiều thí sinh hiểu lầm nên bị mất 0,5 điểm.

Khác với thi tốt nghiệp, 0,5 điểm của thi ĐH rất quan trọng. Nó có thể quyết định ngã rẽ đời người, vì vậy nên thận trọng với từ ngữ khi ra đề.

Theo TS Trần Thị Ngọc Lan
(Khoa hóa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TPHCM)
Tuổi Trẻ

Dòng sự kiện: Chấm thi ĐH 2006