Điện toán đám mây và thiết bị di động: Ngành có như cầu tuyển dụng ngày càng tăng

(Dân trí) -Các ngành nghề như điện toán đám mây và thiết bị di động không chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế mà lại đang trở thành lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng đang ngày càng tăng cao tại Việt Nam. Các em học sinh có thể học các chuyên ngành này tại FPT Polytechnic.

Vào 14h ngày 12/3, đại diện của FPT Polytechnic tư vấn tuyển sinh trên báo điện tử
Vào 14h ngày 12/3, đại diện của FPT Polytechnic tư vấn tuyển sinh trên báo điện tử Dân trí.
 

TS. Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam cho biết như trên trong buổi tọa đàm “Xu hướng đào tạo điện toán đám mây và thiết bị di động?” chiều nay 12/3 trên báo Dân trí.

* * *
 
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến tháng 12/2012, ở nước ta có khoảng 1 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, con số này dự báo tiếp tục tăng cao trong năm 2013. Tuy nhiên không phải ngành nghề nào cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế. CNTT là một trong nhiều ví dụ như vậy. Công ty Phần mềm FPT vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhất sau nhiều năm và tuyển dụng hàng nghìn nhân viên. Trong số đó có nhiều nhân sự nhằm đáp ứng xu thế mới của công nghệ về Lập trình di động và Điện toán đám mây.

Điện toán đám mây - Cuộc cách mạng Công nghệ thông tin

Điện toán đám mây (Cloud computing) ra đời từ những năm 80 và hiện nay đang được rất nhiều cá nhân và các công ty lớn sử dụng. Công ty IBM trở thành doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam với khách hàng đầu tiên là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam vào tháng 9/2008. Hãng công nghệ Microsoft cũng tiến tới xây dựng điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm.

Điện toán đám mây ở Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu khả quan hơn khi Steve Ballmer, Tổng giám đốc của Microsoft, sang thăm Việt Nam và ký thoả thuận hợp tác triển khai điện toán đám mây với tập đoàn FPT vào tháng 5/2010. Ông Dương Dũng Triều, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT (FPT IS), cũng bày tỏ tham vọng rằng các dịch vụ điện toán đám mây sẽ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vào năm 2015 và FPT sẽ là một trong những tên tuổi dẫn đầu lĩnh vực mới mẻ này.

Ngày nay Điện toán đám mây và Dịch vụ phần mềm (SaaS) đang cung cấp những giải pháp hiệu quả với chi phí thấp từ đó tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Lập trình di động lên ngôi

Theo các chuyên gia của Công ty nghiên cứu thị trường Gartner, tới năm 2015, trên thế giới sẽ có hơn 1,3 tỉ người dùng điện thoại thông minh cho mọi việc trong cuộc sống hàng ngày.

Việt Nam hiện có tới 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên và nền tảng 3G đã được các nhà mạng triển khai rộng khắp với 69% người sử dụng ở độ tuổi trung bình 15 - 24, tạo nên một thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ khiến nhu cầu về Lập trình viên di động cũng tăng lên tương ứng.

Nhờ nắm bắt được cơ hội, hàng loạt bạn trẻ yêu công nghệ đã dễ dàng kiếm được rất nhiều tiền nhờ việc tạo ra các ứng dụng hữu ích trên các kho ứng dụng di động. Các doanh nghiệp cũng nhanh chóng vào cuộc và đẩy nhu cầu về nhân lực chuyên ngành này tăng cao.

Theo ông Nguyễn Tất Đắc, Giám đốc Trung tâm điện toán di động (Mobility Center) - FPT Software kiêm Giám đốc Trung tâm R&D của FPT tại Mỹ “Mobility đang là con sóng lớn của ngành công nghệ và lớp trẻ hiện nay đang có cơ hội cưỡi trên đầu con sóng đó mà không sợ bị trùm lên đầu”.

FPT Polytechnic mở thêm chuyên ngành mới

Với mục tiêu chí chỉ đào tạo những ngành có nhu cầu nhân lực lớn trong xã hội, FPT Polytechnic - Hệ cao đẳng thực hành thuộc Trường Đại học FPT trong năm 2013 sẽ đào tạo 7 chuyên ngành đang thiếu nhân lực có tay nghề hiện nay là: Thiết kế lập trình Website, Ứng dụng Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa Multimedia, Lập trình máy tính - Thiết bị di động, Kế toán doanh nghiệp, QTDN - Marketing & Bán hàng, QTDN -Nhân sự & Văn phòng.

Trong đó, chuyên ngành Ứng dụng Công nghệ thông tin sẽ tập trung vào việc ứng dụng các thành quả mới nhất như Điện toán đám mây (Cloud computing) và Dịch vụ phần mềm (SaaS - Software as a service) nhằm đưa tới cho người học những kỹ thuật và kỹ năng về giải pháp công nghệ hiệu quả với chi phí thấp nhằm giải quyết các bài toán trong doanh nghiệp.
 
2h chiều nay, tư vấn về chuyên ngành mới của FPT Polytechnic

Đặc biệt, tháng 9/2013, chuyên ngành Lập trình máy tính - Thiết bị di động sẽ được nhà trường đưa vào giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của ngành công nghiệp này. Sinh viên FPT Polytechnic sẽ được đào tạo về các ngôn ngữ lập trình C++, Java và Javascript cùng công nghệ HTML5/CSS3 trên các nền tảng chủ đạo như Android, iOS. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể phát triển được ứng dụng hoặc games di động trên những nền tảng này.

Ngoài ra, năm nay FPT Polytechnic cũng đào tạo thêm chuyên ngành mới Thiết kế đồ họa Multimedia nhằm cung cấp các chuyên gia thiết kế đồ họa dựa trên các công cụ công nghệ.

Với triết lý đào tạo “Thực học - Thực nghiệp”, FPT Polytechnic áp dụng phương pháp đào tạo “project-based training”- đào tạo qua dự án. Mỗi dự án là một yêu cầu thực tế công việc cần được giải quyết, mỗi bài tập là một bài học từ thực tiễn để nâng cao tính thực dụng của chương trình học. Mục tiêu lớn nhất của chương trình đào tạo là để sinh viên có thể làm được việc sau khi ra trường.

Để trở thành sinh viên của FPT Polytechnic, thí sinh cần đạt một trong các điều kiện: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm tổng kết Toán lớp 12 hoặc điểm Toán thi tốt nghiệp THPT từ 5,5 trở lên, đang là sinh viên hệ chính quy các trường Cao đẳng, Đại học hoặc đã hoàn thành chương trình Trung cấp.
 

Vào 14h ngày 12/3, đại diện của FPT Polytechnic sẽ tư vấn tuyển sinh trên báo điện tử

Nhằm giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh, các em học sinh THPT về FPT Polytechnic và xu hướng đào tạo các chuyên ngành mới, đại diện của FPT Polytechnic tư vấn tuyển sinh trên báo điện tử Dân trí vào 14h ngày 12/3.

Thông tin về các vị khách mời:

TS Đàm Quang Minh, Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
 
Tiến sĩ Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam: Bảo vệ Tiến sĩ tại CHLB Đức, khi về nước, ông từng công tác tại vị trí Trợ lý TGĐ FPT và Giám đốc chương trình hợp tác quốc tế giữa ĐH FPT và Đại học Greenwich (Vương quốc Anh). Ông đã có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT và có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện về các vấn đề giáo dục và xã hội trên các tạp chí của Việt Nam.

ThS Vũ Chí Thành, Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.
ThS Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.
 
Ths. Vũ Chí Thành - Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội: sau khi học xong Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Missouri, Hoa Kỳ và có một thời gian công tác tại Ngân hàng thế giới (WB) tại Washington DC, ônh trở về công tác tại vị trí Trưởng ban Tuyển sinh và Công tác Sinh viên - FPT Polytechnic và sau đó được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội.
 
Ths. Vương Quang Khải - Phó Tổng giám đốc VNG: Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp nội dung số, ông là một trong số ít những người đã đóng góp vào sự phát triển Internet Việt Nam từ những ngày đầu. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Máy tính tại trường Đại học Columbia (Hoa Kỳ) theo học bổng của quỹ VEF, ông về nước năm 2007, sáng lập và phát triển Zing trở thành thương hiệu Internet hàng đầu Việt Nam.
 
Ths. Vương Quang Khải - Phó Tổng giám đốc VNG
Ths. Vương Quang Khải - Phó Tổng giám đốc VNG.
 
Mời độc giả theo dõi buổi tọa đàm tại đây