Hiểu đúng về giá trị của chương trình và bằng cấp quốc tế

(Dân trí) - Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều ý kiến khác nhau về giá trị của chương trình và bằng cấp quốc tế. Có những ý kiến cho rằng cứ học chương trình Việt Nam tốt rồi học Tiếng Anh tốt kiểu gì cũng có học bổng đi du học cần gì phải song bằng. Cũng có ý kiến cho rằng học hai chương trình thì rất quá tải cho học sinh. Và đại bộ phận lo lắng về chất lượng giáo viên. Những ý kiến trên đều khá xác đáng, song chưa đầy đủ.

Ý nghĩa của bằng quốc tế với học sinh Việt Nam

Chính phủ Việt Nam vừa ra Nghị định 86/NĐ-CP, ghi nhận sự cần thiết phải có các chương trình liên kết để cấp bằng quốc tế bên cạnh bằng THPT Việt Nam. Điều này mang lại hai lợi ích: Học sinh Việt Nam sẽ không phải tốn một năm học dự bị như đa phần học sinh đang phải làm khi đi du học khi bằng Việt Nam chưa được công nhận để vào thẳng ở nhiều trường Đại học.Chương trình THPT quốc tế bản thân là chương trình Tiền đại học, cho phép học sinh được vào thẳng Đại học.

Lấy ví dụ yêu cầu đầu vào của một trong những trường Đại học tốt nhất thế giới, Đại học University of Oxford. Các bằng cấp theo chuẩn quốc gia Anh, bằng cấp quốc tế như IB, và các chuẩn của các nước như hệ Mỹ, hệ Úc với điểm ATAR được công nhận để vào thẳng. Bằng của Việt Nam không đủ tiêu chuẩn để nộp hồ sơ vào học.


Yêu cầu đầu vào của Đại học Oxford đối với bằng cấp của Úc và Việt Nam

(Nguồn: Đại học Oxford)

Yêu cầu đầu vào của Đại học Oxford đối với bằng cấp của Úc và Việt Nam

(Nguồn: Đại học Oxford)

Học sinh có thể học thi SAT hay ACT vì các bài thi chuẩn này được công nhận tại các trường Đại học Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.Tuy nhiên đây chỉ là bài thi chuẩn bên cạnh một bằng THPT- nhưng không phải là một chương trình THPT. Học sinh học một chương trình chuẩn quốc tế sẽ dễ dàng thi được SAT hay ACT trong khi việc chỉ ôn luyện SAT hay ACT sẽ cho phép học sinh thi được thậm chí với điểm cao, nhưng không có nghĩa học sinh có đủ một nền tảng kiến thức và kỹ năng như khi học từ một chương trình chuẩn quốc tế. Và điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng học tốt Đại học của học sinh.

Muốn có bằng THPT quốc tế ở Việt Nam cần phải làm gì?

Chương trình quốc tế là các chương trình mà bằng cấp sẽ được công nhận toàn cầu, xuất phát từ những chương trình quốc tế độc lập (như IB hay Cambridge) hay là chương trình của các quốc gia tiên tiến, chủ yếu đến từ các nước dùng ngôn ngữ Tiếng Anh để học như Anh, Úc, Mỹ, Canada…Bằng của Úc có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ từng bang, như SACE hay HSC, VCE nhưng đều ghi nhận trên toàn cầu thông qua điểm ATAR.

Để có bằng quốc tế, học sinh cần học tối thiểu hai năm cuối bậc THPT để được cấp bằng. Kết quả học của các bằng này sẽ quy đổi ra điểm vào Đại học. Các trường Đại học trên thế giới sẽ ghi rõ với mỗi loại bằng cấp chương trình thì điểm yêu cầu đầu vào là gì, ví dụ như IB thì điểm bao nhiêu, A-levels thì điểm bao nhiêu và ATAR của Úc thì điểm bao nhiêu. Vì vậy, học sinh có thể chọn chương trình quốc tế ở Việt Nam phù hợp với mình để học và vẫn tự tin là điểm của mình sẽ được quy ra một “chuẩn” công bằng để vào Đại học.

Học sinh có thể chọn chương trình quốc tế ở Việt Nam phù hợp với mình để học và điểm của mình sẽ được quy ra một “chuẩn” công bằng để vào Đại học.
Học sinh có thể chọn chương trình quốc tế ở Việt Nam phù hợp với mình để học và điểm của mình sẽ được quy ra một “chuẩn” công bằng để vào Đại học.

Điều gì cần lưu ý khi học chương trình quốc tế ở Việt Nam?

Điều đầu tiên là cần chọn chương trình chính thống. Chương trình IB, Cambrige là chương trình chính thống. Các chương trình của các nước khác như Úc là chính thống do Bộ giáo dục của nước đó cho phép và cấp bằng. Các chương trình hợp tác với các trường nước ngoài đôi khi sẽ không bảo đảm tính chính thống dẫn đến rủi ro trong việc cấp bằng.

Điều thứ hai là chọn chương trình có những môn học phù hợp với định hướng học tập về sau ở Đại học. Các chương trình chính thống có rất nhiều môn học cho học sinh chọn, nhưng khi học ở Việt Nam, việc chọn môn học nào để dạy còn phụ thuộc vào số lượng học sinh. Hai môn học quan trọng nhất thường là Toán và Tiếng Anh, và phụ thuộc vào ngành nghề học trong tương lai mà học sinh sẽ chọn các môn học theo định hướng nghề nghiệp, có thể là các môn Khoa học như Sinh học, Vật lý, Hoá học… hay các môn Xã hội như Kinh Doanh, Truyền thông... Học sinh nên chọn chương trình mà các em được học các môn để có thể vào bất cứ ngành nào trong tương lai kể cả các ngành khó vào như Ngành Y, và là những môn học phát triển khả năng sử dụng Tiếng Anh tối đa nhất.

Điều thứ ba là phương pháp học và đội ngũ giáo viên: Một số chương trình quốc tế hiện nay có thể học trong lớp và có thể học trực tuyến. Nếu học trực tuyến, học sinh có thể tự học và đăng ký thi như thí sinh độc lập mà không nhất thiết phải qua trường nào. Nhưng việc học trực tuyến phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ bên ngoài và tính chủ động của học sinh. Nếu học trong lớp, phải bảo đảm đó là giáo viên đã đạt chuẩn, là giáo viên có bằng cấp Giảng dạy và là giáo viên bộ môn của môn học đó. Điều đó vô cùng quan trọng đối với chương trình quốc tế bậc THPT. Giáo viên Tiếng Anh không thể dạy được các môn học của chương trình THPT quốc tế.

Một vấn đề cuối cùng và quan trọng nhất khi học chương trình quốc tế là khối lượng học của học sinh. Các chương trình quốc tế thường là chỉ dành cho học sinh học chương trình đó 100% và không cần học thêm chương trình ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do việc bằng cấp quốc tế chưa được công nhận để vào Đại học Việt Nam, học sinh cần học cả chương trình Việt Nam và chương trình nước ngoài. Vì vậy, phụ huynh học sinh cần cân nhắc lộ trình, thời lượng học và sự phân bổ thời gian hợp lý của hai chương trình để không bị quá tải.

Hiện nay, phụ huynh và học sinh Việt Nam muốn học thêm chương trình quốc tế chính thống với chất lượng đảm bảo còn có thể học chương trình của Úc SACE International tại Việt Nam.

Lựa chọn cho học sinh Việt Nam muốn học thêm chương trình quốc tế: Chương trình SACE International
Lựa chọn cho học sinh Việt Nam muốn học thêm chương trình quốc tế: Chương trình SACE International

Chương trình SACE là chương trình THPT chính thống của bang Nam Úc, được quản lý bởi Uỷ ban THPT SACE Board trực thuộc Bộ Giáo dục bang Nam Úc. Chương trình được gọi là SACE International (SACE Quốc tế) khi được dạy ở nước ngoài nhưng học sinh học hoàn toàn như học sinh Úc tại Úc. Chương trình hai năm (lớp 11 và lớp 12), nhưng với việc học sinh Việt Nam học hai chương trình Việt Nam và SACE song song, SACE Board công nhận lớp 11 của Việt Nam và cho phép học sinh Việt Nam chỉ cần học của chương trình một năm là chương trình của năm lớp 12. Học sinh học 5 môn như ở bên Úc, đủ điều kiện lấy bằng tốt nghiệp THPT của Úc, và điểm của học sinh sẽ được quy ra Điểm xếp hạng vào Đại học Úc (ATAR) được công nhận toàn cầu, cho phép học sinh đi học Đại học ở bất cứ đâu.

Và chương trình này lại được bắt đầu sớm (từ học kỳ II năm lớp 10) và dàn trải thành hai năm để kết thúc trước học kỳ II năm lớp 12 của chương trình Việt Nam để giảm tải cho học sinh Việt Nam. Với lộ trình học hợp lí, giáo viên có trình độ được SACE Board thẩm định kĩ càng cùng với nội dung chương trình được thiết kế phù hợp, chi phí hợp lý, đây thật sự là cánh cửa nữa cho học sinh vào 10.

Để biết thêm thông tin chi tiết, truy cập www.sace.edu.vn

Gia Khôi