Học thể dục trực tuyến: Giảng viên “nai lưng” làm video bài giảng

(Dân trí) - Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao, Đại học Quốc gia HN là đơn vị đầu tiên của cả nước thực hiện giờ giảng thể dục bằng hình thức trực tuyến.

Học thể dục trực tuyến: Giảng viên “nai lưng” làm video bài giảng - 1

Để thực hiện các bài giảng thể dục trực tuyến, các giảng viên rất vất vả, “nai lưng” làm video, hướng dẫn một cách tỉ mỉ từng động tác để sinh viên hiểu.

Video bài giảng bóng chuyền: Kĩ thuật chuyền bóng cao tay và Kĩ thuật đệm bóng | Thể thao VNU

Ban đầu, các giảng viên cũng gặp nhiều khó khăn vì phải chuyển từ ngôn ngữ hình thể sang hình thức giảng online nên cần nhiều thời gian chuẩn bị một cách chu đáo.

Học thể dục trực tuyến: Giảng viên “nai lưng” làm video bài giảng - 2
Học thể dục trực tuyến: Giảng viên “nai lưng” làm video bài giảng - 3
Học thể dục trực tuyến: Giảng viên “nai lưng” làm video bài giảng - 4
Học thể dục trực tuyến: Giảng viên “nai lưng” làm video bài giảng - 5
Học thể dục trực tuyến: Giảng viên “nai lưng” làm video bài giảng - 6

Các giảng viên đang quay video các bài giảng thể dục để dạy trực tuyến

Học thể dục trực tuyến: Giảng viên “nai lưng” làm video bài giảng - 7

Thầy giáo môn bóng bàn đang quay video hướng dẫn học

Sau mỗi tiết học trực tuyến, các sinh viên sẽ quay video lại bài tập của mình, các giảng viên sẽ nhận xét, đánh giá.

Học thể dục trực tuyến: Giảng viên “nai lưng” làm video bài giảng - 8

Các thầy giáo hướng dẫn môn nhảy dây

 Để hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thành lập kênh youtube mang tên "Thethao VNU" nhằm số hóa và dạy -học trực tuyến các chương trình học giáo dục thể chất cho sinh viên.

TS Nguyễn Việt Hoà, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: "Với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, sinh viên sẽ phải nghỉ dài. Để đảm bảo cho các em vẫn có thể hoàn thành các môn học, trong đó có cả môn thể chất, chúng tôi thiết kế các clip bài giảng môn học này, up lên Youtube để sinh viên có thể theo dõi, tham gia học tập".

“Nhưng mục tiêu của nhà trường là giúp sinh viên tập luyện nâng cao thể lực. Do đó, điều quan trọng nhất là có thể giúp các em luyện tập mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ dừng lại ở một tiết dạy” – lãnh đạo Trung tâm nhấn mạnh.

Hồng Hạnh