Bình Định:

Hội nghị quốc tế "Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời”

(Dân trí) - Các nhà khoa học, chuyên gia vật lý, thiên văn học hàng đầu thế giới và Việt Nam cùng ngồi lại để tìm câu trả lời: Có bao nhiêu hành tinh đang tồn tại như Trái đất chúng ta? Có hay không các nền văn minh và sự sống đang tồn tại ngoài vũ trụ...

Sáng 21/4, tại Trung tâm khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã diễn ra hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ X, với hội nghị quốc tế "Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời”, do giáo sư Vật lý thiên văn nổi tiếng Michel Mayor người Thụy Sĩ chủ trì hội nghị khoa học quốc tế, diễn ra từ ngày 21 đến 26/4.

Đặc biệt, hội nghị quốc tế "Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời” lần này có sự góp mặt của trên 70 nhà khoa học, chuyên gia vật lý, thiên văn học nổi tiếng đến từ 25 quốc gia trên thế giới và trong nước.

Hội nghị quốc tế Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời”
Giáo sư Vật lý thiên văn Michel Mayor, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp và Mỹ, trình bày tại hội nghị quốc tế "Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời”.
 
Các nhà khoa học tại hội nghị.
Các nhà khoa học tại hội nghị.
 
Có hay không các nền văn minh, sự sống đang tồn tại trong vũ trụ ngoài trái đất của chúng ta...
Có hay không các nền văn minh, sự sống đang tồn tại trong vũ trụ ngoài trái đất của chúng ta...
Tại hội nghị, GS Mayor đã thuyết trình về cơ chế hình thành Hệ Mặt trời, các hành tinh trong Hệ Mặt trời, có bao nhiêu hành tinh như Trái đất trong vũ trụ, các khám phá về những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Sự đa dạng của các hệ hành tinh, cách thức quan sát hành tinh và các công nghệ để quan sát. GS Mayor cũng nói về những khó khăn và cơ hội thành công trong việc săn tìm những hành tinh tương tự trái đất để giải đáp những thắc mắc của con người về việc có hay không những nền văn minh và sự sự sống khác trong vũ trụ.

Theo GS Trần Thanh Vân, người sáng lập Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam cho biết: “Hội nghị lần này, các nhà khoa học cùng ngồi lại để làm sao bằng phương pháp nào để tìm kiếm những hành tình ở ngoài hệ thống mặt trời để trả lời những câu hỏi: Trong vũ trụ có bao nhiêu hành tinh? Và trong đó có bao nhiêu hành tinh như Trái đất đang tồn tại? Có hay không các nền văn minh ngoài Trái đất? Có sự sống ngoài vũ trụ?...

Tổng Lãnh sự Pháp Fabrice Mauries tại Việt Nam cũng tham dự hội nghị quốc tế lần này.
Tổng Lãnh sự Pháp Fabrice Mauries tại Việt Nam cũng tham dự hội nghị quốc tế lần này.
 
GS Trần Thanh Vân
GS Trần Thanh Vân (áo trắng) người sáng lập Hội Gặp gỡ Việt Nam đang chia sẻ với nhà khoa học quốc tế.
 
Hội nghị thu hút trên 70 nhà khoa học đến từ 25 quốc gia trên thế giới tham dự,
Hội nghị thu hút trên 70 nhà khoa học đến từ 25 quốc gia trên thế giới tham dự,

GS Vân nói thêm: “Trong vụ trũ có hàng tỷ, hàng tỷ ngôi sao, trong đó có trái đất của chúng ta đang tồn tại. Vì vậy, các nhà khoa học đi trong hàng tỷ ngôi sao trong vũ trụ mà ở đó có thể có hoặc không có sự sống và còn một nền văn minh nào khác ngoài trái đất đang tồn tại hay không. Đây là một đề tài rất hấp dẫn để các nhà khoa học nghiên cứu.

GS Michel Mayor (sinh ngày 12/1/1942) là nhà vật lý thiên văn người Thụy Sĩ, hiện là giáo sư khoa vũ trụ học Đại học Geneva. GS Mayor tốt nghiệp đại học ngành vật lý tại ĐH Lausanne và lấy học vị tiến sĩ về vật lý thiên văn tại ĐH Geneva. Từ năm 1998-2004 ông giữ chức vụ giám đốc đài quan sát Geneva. Ông còn là viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp và Mỹ.

Những lĩnh vực nghiên cứu của GS Mayor gồm: Hành tinh ngoài Hệ Mặt trời (extrasolar planets/exoplanets), dụng cụ/thiết bị đo đạc thiên văn (instrumentation), các đặc tính bằng thống kê của các sao đôi (statistical properties of double stars), động lực học của các đám sao cầu (globular cluster dynamics), cấu trúc thiên hà (galactic structure ), động học (kinematics).

Đặc biệt, GS Mayor là người đầu tiên tìm ra hành tinh ngoài Hệ Mặt trời 51 Pegasi b. Khám phá của ông đã tác động đến lý thuyết hình thành các hệ hành tinh và mở ra hướng nghiên cứu mới trong thiên văn hiện đại. Ông đã được trao nhiều giải thưởng quốc tế trong sự nghiệp nghiên cứu của mình và được nhiều đại học danh tiếng trên thế giới trao bằng giáo sư danh dự. Ông cũng là một trong những giáo sư nằm trong danh sách ngắn của hội đồng Nobel.

Doãn Công