Muôn cách giáo dục tiên tiến, con vẫn giống “gà công nghiệp”

Học giỏi, tiếng Anh, tin học thành thạo nhưng không ít học sinh THPT chưa một lần tự tay nấu cơm, quét nhà. Những thế hệ học sinh “gà công nghiệp” như thế được tạo ra từ chính sự bao bọc quá mức của bố mẹ.

Từ khi chưa vào lớp 1, Huy Vũ (quận Đống Đa, Hà Nội) đã được bố mẹ rèn thói quen ngồi học cùng gia sư, đều đặn 3 tiếng mỗi ngày. 15 tuổi, Vũ học giỏi, nói tiếng Anh trôi chảy. Chỉ có điều, cậu nam sinh cao lớn vẫn phải nhờ mẹ sắp xếp sách vở hàng ngày trước khi đi học, là lượt sẵn quần áo, để sẵn giày dép. Nhiều người khuyên chị Mai Hoa – mẹ Vũ - rằng phải hướng dẫn con làm việc nhà đỡ đần bố mẹ hoặc chí ít biết chăm sóc bản thân, nhưng chị đều gạt đi. “Để thằng bé mân mê làm chẳng biết bao giờ mới xong, còn lúc nào học bài nữa, thôi thì mình làm ù một cái cho nhanh”, chị Hoa giải thích.

Hình ảnh người mẹ nhỏ nhắn che ô cho cậu con trai cao lớn như một dẫn chứng cho sự bao bọc con quá mức của nhiều phụ huynh. (Ảnh: Internet)
Hình ảnh người mẹ nhỏ nhắn che ô cho cậu con trai cao lớn như một dẫn chứng cho sự bao bọc con quá mức của nhiều phụ huynh. (Ảnh: Internet)

Vũ chọn học tại một trường THPT quốc tế để sớm được tiếp cận với nền giáo dục “Tây” và dự định du học ngay sau khi tốt nghiệp. Vậy mà, chỉ sau vài tháng, chị Hoa đã lắc đầu ngán ngẩm khi có người hỏi tới việc cho con đi du học.

Chị kể, bước vào học kỳ mới, trường tổ chức cho tất cả học sinh đi dã ngoại trong 2 ngày một đêm. Lần đầu tiên xa vòng tay chăm sóc của mẹ, gặp cái gì Vũ cũng lạ lẫm, không dám chơi, không dám ăn, không chủ động làm quen với bạn bè. Trong phút bất cẩn, cậu bị ngã trật khớp chân, không đảm bảo cho chuyến đi nên giáo viên phải liên lạc để bố mẹ đưa Vũ về. Gặp mẹ sau hơn 1 ngày xa nhà, cậu thiếu niên òa khóc như một đứa trẻ: “Mẹ ơi, các bạn trong lớp cười con là gà công nghiệp!” khiến chị Hoa không khỏi tự trách mình đã bao bọc con quá mức.

Cũng có con đang ở lứa tuổi thiếu niên nhưng anh Hoàng Minh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) lại quan niệm: “Mỗi đứa trẻ sinh ra có một khả năng tư duy kiến thức khác nhau, không thể ép con học nhiều mà giỏi được. Vì thế, tôi chỉ rèn cho cháu ý thức tự giác, học theo sở thích và khả năng. Thời gian còn lại, tôi khuyến khích con học thêm các môn năng khiếu, tham gia hoạt động ngoại khóa hoặc đơn giản là giúp mẹ làm việc nhà hàng ngày.”, anh Minh chia sẻ.

Bố mẹ đều bận rộn tối ngày, nên từ nhỏ Hương đã được hướng dẫn làm các công việc trong gia đình, cũng là cách để cô bé tự chăm sóc bản thân khi bố mẹ vắng nhà. Nhìn Hương đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa tinh tươm, ít ai nghĩ cô bé mới chỉ 15 tuổi. “Tất nhiên, điều này cũng được đánh đổi bởi không ít lần con nấu cơm sống, cơm khê… nhưng cả nhà vẫn kiên nhẫn hướng dẫn để con thành thạo dần.”, mẹ Hương chia sẻ. Cô bé được nhiều người yêu mến bởi tính cách hòa nhã, thân thiện và sự tinh nhanh tháo vát.

Được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, thanh thiếu niên sẽ tự tin hơn khi bước vào môi trường học tập, sinh hoạt tập thể.
Được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, thanh thiếu niên sẽ tự tin hơn khi bước vào môi trường học tập, sinh hoạt tập thể.

Bước vào cấp 3, bố mẹ đã gợi ý cho Hương chọn học trường nội trú. Gia đình yên tâm vì cô bé được sống, học tập ngay trong khuôn viên trường, dưới sự hướng dẫn của các giáo viên quản nhiệm. Bản thân Hương cũng thích ứng nhanh chóng với môi trường mới này nhờ tính cách tự lập và cởi mở.

Cô Phùng Thị Hiên, (Chuyên gia tư vấn tâm lý tại trường THPT FPT) chia sẻ: “Giáo dục con theo cách bao bọc quá mức dễ dẫn đến những hiện tượng tâm lý đáng lo ngại như nhút nhát, giao tiếp kém, ích kỷ luôn coi mình là trung tâm, thiếu các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống… Những em này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường đòi hỏi tính tự giác, tự lập cao như du học, làm việc tập thể.”

“Thay vì buộc con sống gò bò trong “lồng ấp” của riêng mình, bố mẹ nên để các con được thỏa sức “vẫy vùng” trong môi trường có tính an toàn cao như tham gia hoạt động tập thể ở trường lớp, theo học các trường nội trú ngay từ bậc phổ thông, ở ký túc xá khi học đại học… Qua đó, các em sẽ có cơ hội tự lập để trưởng thành hơn.”, cô Hiên tiếp lời.

Trường THPT FPT là hệ phổ thông chất lượng trực thuộc Trường Đại học FPT, hoạt động theo mô hình nội trú, có trụ sở đặt tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội. Theo đó học sinh sẽ học tập trung tại trường từ thứ Hai tới thứ Sáu hàng tuần.

Năm học 2016-2017, trường THPT FPT tuyển sinh 400 chỉ tiêu dành cho học sinh THCS trên cả nước.

Để biết thêm thông tin chi tiết về kì kiểm tra năng lực ngày 22/5/2016 vào trường THPT và cách thức đăng ký dự thi, phụ huynh và thí sinh có thể truy cập tại: http://thpt.fpt.edu.vn/thong-bao-tuyen-sinh-cho-hoc-sinh-vao-lop-10-nam-hoc-2016-2017/ hoặc liên hệ số điện thoại (04) 7300 6800.

Ngọc Trâm