Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 1)

(Dân trí) - Biết tiếng Nhật là một chuyện, dùng tiếng Nhật đúng lúc, đúng chỗ lại là một việc khác. Bài lần này sẽ giúp bạn chỉ ra những lưu ý quan trọng khi dùng tiếng Nhật trong đời sống hàng ngày. Cùng theo dõi nhé!

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 1)

Tiếng Nhật có một hệ thống các hậu tố để diễn tả sự tôn kính và sự trang trọng khi gọi tên hoặc ám chỉ đến người khác như San, Sama, Kun, Chan… Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. “San”

Đây là hậu tố được dùng phổ biến nhất. Nó có thể áp dụng cho cả nam và nữ. “San” là từ an toàn để sử dụng khi bạn không biết chức danh của người đối diện là gì.

Ngoài ra từ này cũng được thêm vào các từ chỉ thành viên trong gia đình như お父さん (Otousan - Bố), お母さん (Okaasan - Mẹ)...

2. “Kun”

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 1) - 1

Trong giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày, đây là cách nói phổ thông và thân mật. Thường được dùng với các bé trai hoặc người có địa vị cao hơn hay nhiều tuổi hơn gọi đàn em và những người ít tuổi hơn mình. Giáo viên rất hay gọi các học sinh nam của mình theo cách này.

Tuyệt đối không sử dụng từ này với những người có địa vị cao và lớn tuổi hơn mình. Cũng không nên sử dụng cách gọi này với tên mình.

3. “Sama”

Trong các cuộc giao tiếp tiếng Nhật thông thường thì sẽ hiếm khi dùng đến hậu tố “sama”. “Sama” thường được dùng trong các tình huống trang trọng, lịch sự hoặc những người có địa vị cao trong xã hội. Ở Nhật, người ta cũng gọi khách hàng của mình là お客様 (Okyakusama - Quý khách).

Đừng bao giờ ví mình với “sama”… Trừ khi bạn đang nói đùa về bản thân. Nếu bạn sử dụng từ này để nói về mình trước một khuôn mặt nghiêm nghị, chắc chắn bạn sẽ nhận được những cái nhìn thương cảm.

4. “Chan”

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tiếng Nhật trong đời sống (Phần 1) - 2

Hậu tố “Chan” thường được thêm vào sau tên của nữ giới, dùng với các bé gái, bạn bè thân thiết hoặc người yêu.

Tuy nhiên trong gia đình, hậu tố này cũng được thêm vào từ chỉ thành viên thay cho ~san để thể hiện sự thân thiết. Ví dụ như お兄ちゃん (Oniichan - anh), おじいちゃん (Ojiichan - Ông)....

Các bạn hãy chú ý là các hậu tố kể trên chỉ dùng khi nói về người khác chứ không dùng với tên của mình nhé.

Tiếng Nhật khó nhưng thật thú vị phải không nào! Mong rằng qua bài viết bạn đã phần nào nắm được những lưu ý quan trọng trong việc giao tiếp tiếng Nhật hàng ngày. Hãy luyện tập thường xuyên để nhớ lâu và cải thiện kĩ năng giao tiếp tốt hơn nhé!

Vũ Phong