1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Thương vụ “khủng” trị giá 23 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam

Tập 7 của Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ lên sóng với thương vụ thành công lớn nhất từ trước đến nay của chương trình với 23 tỷ đồng, tương đương 1 triệu USD.

Hai nhà đồng sáng lập của Gcalls là Phạm Thanh Phúc và Nguyễn Xuân Bằng mang đến Shark Tank một dự án đầy tham vọng nhưng có phần khô khan và thậm chí là có phần khó hiểu.

Thương vụ “khủng” trị giá 23 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam - 1

Gcalls là nhà cung cấp phần mềm quản lý giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tạo lập hệ thống tổng đài chỉ trong vòng 5 phút, bao gồm hạ tầng call center, phần mền quản lý cuộc gọi và giải pháp tích hợp với các CRM giúp doanh nghiêp quản lý khách hàng. Theo hai nhà sáng lập Gcalls nhắm đến thị trường tích hợp và ứng dụng nội dung số Đông Nam Á có trị giá lên tới 38 tỷ USD. Gcalls Việt Nam đã hoạt động được 2 năm, nguồn thu đến từ các thuê bao với mức phí là 157 ngàn đồng trên 1 thuê bao và doanh thu 6 tháng gần nhất là 150 ngàn USD (tương đương với 3,3 tỷ VND)

Đến với chương trình, hai nhà sáng lập gọi vốn có phần “lạ lùng” với 1 tỷ 249 triệu đồng cho mỗi 1% cổ phần. Thanh Phúc và Xuân Bằng cho hay công ty đã huy động được 280.000 USD tiền vốn để bước đầu hoạt động. 70% cổ phần là của hai nhà sáng lập. 30% còn lại thuộc về các cổ đông khác, trong đó đáng chú ý nhất là Telstra - Tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Úc.

Thương vụ “khủng” trị giá 23 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam - 2

Hai nhà sáng lập định danh công ty là một Telco (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông) thế hệ mới với nhiều khác biệt với các Telco truyền thống lẫn các dịch vụ tổng đài ảo khác với một kế hoạch đầy tham vọng. CEO Thanh Phúc tuyên bố công ty muốn IPO sau 7 năm nữa và gọi vốn để “đánh chiếm” thị trường Đông Nam Á, trước mắt là Indonesia. Tuy nhiên, do không đưa ra được một lộ trình cụ thể nên Shark Phi đã từ chối đầu tư. Tương tự, “shark” Vương cũng lắc đầu vì không hài lòng với cách gọi vốn “có tiền tới đâu làm tới đó” của dự án, khi Thanh Phúc cho rằng chỉ cần gọi được trước 6 tỷ là có thể tiến sang chinh phục thị trường Indonesia. Riêng “shark” Hưng dù hào hứng tìm hiểu nhiều lần nhưng đành rút lui với lý do đơn giản là đã cố gắng nhưng không thể hiểu rõ mô hình giải pháp và hoạt động của Gcalls.

Những tưởng Gcalls sẽ ra về tay trắng nhưng đầy kịch tính, nhà đầu tư thường xuyên từ chối nhất của Shark Tank, bà Thái Vân Linh lại điềm tĩnh tuyên bố “Chị rất thích mô hình này và sẽ đầu tư cho các em 23 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần”.

Thương vụ “khủng” trị giá 23 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam - 3

Các “cá mập” khác còn chưa hết bất ngờ thì CEO Thanh Phúc xin từ chối số tiền đầu tư này do quá xa so với dự định ban đầu nên đề nghị mức 500 ngàn USD với 20% cổ phần. Kiên định về con số đầu dư và tỷ lệ cổ phần, “shark” Linh cho biết sẽ còn nhiều việc phải làm như gặp các cổ đông khác của dự án, kiêm nhiệm vai trò CFO, tư vấn chiến lược, tuyển người, kết nối, mở rộng mạng lưới, khách hàng cho Gcalls.

Thương vụ “khủng” trị giá 23 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam - 4

Bật mí lý vì sao “chi đậm” cho dự án này, Shark Linh cho biết rất am hiểu trong lĩnh vực công nghệ viễn thông và nắm rõ các nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường đang thiếu những gì. Cảm động trước “mộng” chinh phục thị trường khu vực của hai chàng trai trẻ, “shark” Linh cũng không giấu tham vọng gây dựng startup này thành một “đại gia” công nghệ mới tại Đông Nam Á. Đây là bước chuẩn bị trước khi các tập đoàn lớn đặt chân đến giành thị phần trong mảng viễn thông ứng dụng công nghệ mới.

Thương vụ “khủng” trị giá 23 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam - 5

Mặc dù năm ngoài dự tính ban đầu nhưng sau cùng bộ đôi sáng lập Gcalls quyết định gật đầu nhận 23 tỷ của “shark” Linh. Thậm chí, hai chàng trai trẻ còn muốn tuyển “cá mập lão luyện” này về làm một chân fulltime cho công ty vì bị “mê hoặc” bởi các kế hoạch mà “shark” Linh nêu ra.

“Shark Tank là một sân chơi tốt, khi có thể kết nối những người mong muốn đầu từ vào Startup và những người khao khát Startup. Và vì thế sẽ thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng Startup Việt Nam” – Ông Nobukazu Aoki – Giám Đốc Marketing, Nhãn hàng MyCafé bình luận.

Đi đến tập 7, Shark Tank dần chứng kiến sự trưởng thành nhất định của các startup tham gia. Trong khi đó, các “cá mập” chưa khi nào dừng “tạo bão” khi dồn dập tung những bất ngờ đến khán giả xem đài.

Chắc chắn rằng, sẽ còn nhiều thương vụ hấp dẫn và những điều thú vị sẽ còn ở những tập tiếp theo, được phát sóng định kỳ vào 11h10 thứ bảy hàng tuần trên VTV3.

Thông tin thêm truy cập Fanfage: #sharktankvietnam; website:sharktankvietnam.com.vn

Link full tập 7: https://www.youtube.com/watch?v=wWV4T5M6KHE

MYCAFE – Café Matcha là thương hiệu Nhật Bản, sản phẩm của công ty Suntory Pepsico Việt Nam.

Được giới thiệu tại thị trường Việt Nam vào tháng 5 năm 2017 với hương vị cà phê sữa Matcha dạng đóng lon, MYCAFE mong muốn mang lại sự phá cách cho thị trường cà phê và phục vụ nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Việc trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ, một lần nữa khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của MYCAFE “Giới trẻ đừng ngại khó, đã có MYCAFE lo”.