Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018

(Dân trí) - Năm 2018 sắp khép lại với nhiều sự kiện, dấu ấn đáng nhớ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 2.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 3.

Với số phiếu ủng hộ chiếm hơn 88% tổng số đại biểu Quốc hội, ngày 24/10/2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng - quyền Bộ trưởng TT&TT đã chính thức được bổ nhiệm là người giữ chức vụ Bộ trưởng TT&TT.

Trong bối cảnh Việt Nam sánh bước cùng thế giới hướng đến Cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều tư tưởng, đường lối đột phá, nhằm tạo ra lợi thế của đất nước trong "cuộc chiến không khoan nhượng" - nơi mà tư tưởng, ý chí sắt đá của một người lính là điều vô cùng quan trọng.

Mới đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng được một thời gian ngắn, song, những tác động của Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng tới nền công nghiệp CNTT của nước nhà là rất đáng ghi nhận. Tân Bộ trưởng Bộ TT&TT thể hiện quan điểm và đường lối rõ ràng trong một vài lĩnh vực được đánh giá là "then chốt" của CMCN 4.0 như việc quản lý thông tin trên mạng xã hội, tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo, triển khai thử nghiệm 5G,... Ông cũng bày tỏ niềm tin tưởng, và là người trực tiếp "truyền lửa" cho thế hệ trẻ tiếp bước trong công cuộc xây dựng đất nước.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 5.

Luật An ninh mạng Việt Nam là bộ luật được Bộ Công an chủ trì, soạn thảo để khắc phục những tồn tại, hạn chế cơ bản trong công tác bảo vệ an ninh mạng. Luật An ninh mạng đã được Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) biểu quyết thông qua vào sáng ngày 12 tháng 6 năm 2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 6.

Luật An ninh mạng được ra đời để bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực an ninh mạng...

Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đáng chú ý, Luật An ninh mạng cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi như: tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc...; thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng...

1-1507544750015
1-1507544750015
2-1507544789720
2-1507544789720
fullsizerender-1511258733178
fullsizerender-1511258733178
giam-doc-fb1
giam-doc-fb1

Một điểm đáng chú ý khác của Luật An ninh mạng đó là yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet tại Việt Nam phải xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng. Doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến lĩnh vực nêu trên được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 8.
Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 9.

Vụ án đường dây đánh bạc online do Phan Sào Nam và Phan Văn Vĩnh cầm đầu khiến báo chí tốn nhiều giấy mực trong năm 2018.

Năm qua một đường dây đánh bạc online lớn nhất đã bị công an Phú thọ triệt phá, thu được trên 1.000 tỷ đồng. Số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu USD.

Theo cáo trạng, đường dây đánh bạc này được bảo kê và giúp sức bởi cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an) và cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục cảnhsát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – C50 –Bộ Công an) bị cáo buộc "bảo kê" cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ do Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao –CNC, công ty bình phong của C50) và Phan Sào Nam (Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty VTC online) thu lời bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

Sau 12 ngày xét xử và 4 ngày nghị án, chiều nay 30/11/2018, Hội đồng xét xử đã chính thức tuyên án phạt đối với 92 bị cáo trong vụ án "đánh bạc nghìn tỷ". 

6c8be7211567fc39a576
6c8be7211567fc39a576
1_54961
1_54961
riknam_zing
riknam_zing
phan_sao_nam_zing
phan_sao_nam_zing

Phan Sào Nam từ một "Ngôi sao công nghệ" trở thành tội phạm

Bản án được HĐXX công bố sáng cùng ngày xác định, bị cáo Hóa và Vĩnh đã bảo kê, che giấu cho bị cáo Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC) thực hiện hành vi hợp tác với Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty VTC online) vận hành game bài đánh bạc trái phép, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

TAND tỉnh Phú Thọ đã tuyên phạt bị cáo Phan Văn Vĩnh 9 năm tù, NguyễnThanh Hóa 10 năm tù cùng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ". Bị cáo Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương lần lượt lãnh 5 năm và 10 năm tù về 2 tội "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền". Bị cáo Vĩnh và Hóa còn bị áp dụng hình phạt bổ sung 100 triệu đồng.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 11.

Sau chỉ đạo quyết liệt từ Bộ TT&TT, ngày 15/9/2018 vừa qua, các nhà mạng đã thực hiện việc chuyển đổi những thuê bao di động 11 số sang 10 số.

Theo báo cáo, khoảng 70 triệu thuê bao di động 11 số và khoảng 700 thuê bao VSAT chịu tác động của Kế hoạch chuyển đổi mã mạng viễn thông lần này.

Trong giai đoạn chuyển đổi, đại diện Cục Viễn thông cho biết, việc chuyển đổi mã mạng thuê bao di động 11 số về 10 số đã được hoàn thành mà không có sự cố nào phát sinh.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 12.

Quyết định đổi đầu số thuê bao di động từ 11 số thành 10 số khiến thị trường SIM biến động mạnh. Giá SIM số đẹp tăng từng ngày trước thời điểm chính thức chuyển đổi đầu số.

Bộ TT&TT cũng cho biết, việc chuyển đổi đầu số nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường và công nghệ trong từng thời kỳ. Bộ TT-TT cũng nhấn mạnh rằng, việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là bình thường và cần thiết, phù hợp cho nhu cầu phát triển.

Tính đến cuối tháng 11 năm nay, tất cả các thuê bao di động 11 số đã hoàn tất chuyển đổi sang đầu số 10 số. Các nhà mạng cũng tung các ứng dụng hỗ trợ chuyển đổi danh bạ, các ngân hàng cũng hỗ trợ chuyển đổi trên các nền tảng ứng dụng của họ để đảm bảo sự thống nhất cho các đầu số mới.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 13.

Nghị định số 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực từ ngày 24/4/2017. Theo Nghị định, sau 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực, tức đến ngày 24/4/2018, tất cả thuê bao di động đều phải có thông tin chính xác (họ và tên, CMND, ngày cấp và nơi cấp…) bao gồm cả thông tin về đối tượng sử dụng số thuê bao đó và ảnh chụp chân dung của chủ thuê bao. Đây là quy định nhằm quản lý thuê bao di động chặt chẽ hơn tránh tình trạng sim rác, và giúp bảo vệ thông tin của khách hàng tốt hơn.

Từ đầu tháng 4, hầu như các nhà mạng lớn đều ra "tối hậu thư" với người dùng, khuyến nghị nên cập nhật thông tin cá nhân và ảnh chân dung đúng Nghị định tránh bị khóa thuê bao theo quy định.

Quy định trên khiến lượng người dân đổ tới các địa điểm đăng ký, bổ sung thông tin tăng đột biến trong giai đoạn này bởi ai cũng với tâm lý "sợ" bị khoá 1 chiều đối với thuê bao sở hữu.

b0
b0
b1
b1
b2
b2
b5
b5

Lượng người dân đổ tới các địa điểm đăng ký, bổ sung thông tin tăng đột biến.

Tuy nhiên, theo Tờ trình Chính phủ của Bộ TT&TT cho hay, ngay sau khi các quy định về việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp được các doanh nghiệp triển khai, người dân và các cơ quan báo chí đã có phản ứng cho rằng: chụp ảnh là xâm phạm đến quyền riêng tư của người dân, có thể gây lộ lọt thông tin riêng và không cần thiết do đã có chứng minh nhân dân; đối với các thuê bao đã có thông tin chính xác (như thuê bao trả sau) mà vẫn yêu cầu bổ sung chụp ảnh là không cần thiết,….

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 15.

Tại tờ trình số 109/TTr-BTTTT ngày 30/12/2016, Bộ TT&TT đã báo cáo Chính phủ theo đó: "theo quy định, kể từ ngày 1/1/2016, sẽ triển khai loại thẻ căn cước công dân và ba loại giấy tờ tùy thân này sẽ được đồng có giá trị cho đến khi các chứng minh nhân dân hết hạn (15 năm kể từ ngày cấp). Như vậy, sớm nhất là đến năm 2028 mới có thể có được cơ sở dữ liệu căn cước công dân tập trung trên cả nước".

Để làm rõ, tháng 8/2018, Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết cũng đã tổ chức họp với các đơn vị có liên quan của Bộ Công an và được biết CSDL căn cước công dân điện tử hiện mới triển khai xong ở 13 tỉnh/thành phố với khoảng 11 triệu căn cước và do khó khăn về kinh phí nên thời gian hoàn thành còn chưa thể xác định chính xác. 

Vì vậy, việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp thật sự không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý và nếu tiếp tục yêu cầu các thuê bao (đặc biệt là các thuê bao đã có thông tin đầy đủ, chính xác như các thuê bao trả sau) đi bổ sung ảnh chụp (các doanh nghiệp ước tính là còn khoảng 38 triệu thuê bao dạng này) sẽ lại tiếp tục gặp phản ứng, do vậy thực sự cần xem xét, bãi bỏ quy định này.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 16.

Chuyển mạng giữ nguyên số là dịch vụ được mong chờ nhất trong năm 2018 và với sự vào cuộc quyết liệt của Bộ TT&TT, dịch vụ này đã được khởi chạy vào ngày 16/11/2018. Đây là dịch vụ hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả người dùng lẫn các cơ quan quản lý.

Trước khi dịch vụ này được khởi chạy, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải đã có buổi làm việc với các nhà mạng về "Đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số".

Thứ trưởng đánh giá tình hình triển khai đề án chuyển mạng giữ nguyên số của Việt Nam đã chậm hơn so với nhiều quốc khác. Do đó, quan điểm của Bộ là kiên quyết triển khai bởi đây là chính sách bắt buộc để thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp viễn thông cũng như đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

1a
1a
1b
1b

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng không chờ đợi, dù 2 doanh nghiệp sẵn sàng cũng thực hiện. Các doanh nghiệp viễn thông nào chưa kịp triển khai ngay có thể làm đề xuất báo cáo với Bộ TT&TT.

Trước mắt, theo đề xuất từ các nhà mạng, dịch vụ chuyển mạng giữ số được triển khai vào ngày 16/11 vừa qua áp dụng cho các thuê bao di động trả sau của ba nhà mạng lớn Viettel, VNPT, MobiFone. Bộ cho biết, Việt Nam là nước thứ tư triển khai dịch vụ này tại Đông Nam Á (sau Singapore, Thái Lan, Malaysia).

Đầu năm 2019, dịch vụ chuyển mạng giữ số sẽ triển khai cho tất cả các thuê bao và có thêm sự gia nhập của nhà mạng Vietnamobile.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 18.
Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 19.

Sự tham gia của 2 thương hiệu Việt khiến thị trường trở nên sôi động.

Năm 2018 có thể xem là một năm sôi động của thị trường smartphone tại Việt Nam, không chỉ bởi các hãng smartphone lớn trên thế giới liên tục mang những sản phẩm “bom tấn” về thị trường này mà còn bởi vì người dùng trong nước liên tục chứng kiến sự xuất hiện của các mẫu smartphone thương hiệu Việt.

Đầu tiên là sự xuất hiện của BPhone 3, chiếc smartphone đã tạo được tiếng vang của BKAV sau khi ra mắt 2 phiên bản đầu tiên. Khác với 2 phiên bản BPhone và BPhone 2 trước đây, BPhone 3 được ra mắt với 2 phiên bản (BPhone 3 và BPhone 3 Pro) có cấu hình và mức giá khác nhau, nhưng nhìn chung mức giá của sản phẩm đã “mềm” hơn so với các phiên bản cũ. Đây được xem là một động thái đáng hoan nghênh của BKAV khi đã biết lắng nghe người dùng hơn khi đưa ra một mức giá phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.

Không lâu sau khi BPhone 3 ra mắt, một cái tên hoàn toàn mới cũng được xuất hiện tại thị trường Việt Nam, đó là thương hiệu smartphone Vsmart của tập đoàn VinGroup, khi cho ra mắt đến 4 phiên bản khác nhau, bao gồm Joy 1 và Joy 1+ (dành cho phân khúc giá rẻ), cùng với Active 1 và Active 1+ (dành cho phân khúc tầm trung). Để ra mắt 4 mẫu smartphone mới này, thương hiệu Vsmart đã có sự đầu tư mạnh mẽ khi mua lại bản quyền công nghệ cũng như xây dựng dây chuyền nhà máy...

4448705_tinhte_tren_tay_bphone_3_9
4448705_tinhte_tren_tay_bphone_3_9
vsmartphones_sgr
vsmartphones_sgr

Bphone và Vinsmart - Kẻ tám lạng, người nửa cân.

Nếu so với BPhone của BKAV, Vsmart là một thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường, nhưng bù lại Vsmartphone lại có lợi thế về đa dạng phân khúc và mức giá “mềm” hơn. Dù vậy, điều quan trọng nhất là sự xuất hiện thêm một thương hiệu điện thoại của Việt Nam sẽ giúp người dùng trong nước thêm được nhiều sự lựa chọn hơn, đặc biệt khi các sản phẩm này đều có mức giá vừa túi tiền của người Việt.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 21.
Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 22.

Sophia là một robot trong hình dạng một người phụ nữ, được phát triển bởi công ty Hanson Robotics (Hồng Kông). Sophia được kích hoạt lần đầu tiên ngày ngày 19 tháng 4 năm 2015 và đến ngày 25/10/2017, Sophia đã được chính quyền Ả Rập Saudi cấp quyền công dân như con người, giúp Sophia trở thành robot đầu tiên trên thế giới có quyền công dân.

Sophia được thiết kế với gương mặt, hình dáng và cử động giống như con người. Mục đích ra đời của Sophia là tạo ra một robot có ý thức, có sự sáng tạo để có thể phục vụ con người trong cuộc sống hàng ngày như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các dịch vụ chăm sóc khách hàng...

Ngày 13/7 vừa qua, robot Sophia đã có lần đầu tiên ghé thăm Việt Nam và phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng tổ chức. Sophia đã gấy ấn tượng ngay trong lần đầu tiên xuất hiện khi khoác trên mình tà áo dài Việt Nam.

Mặc dù chỉ là một robot, nhưng Sophia được mặc trang phục, trang điểm, và liên tục có những biểu cảm giống "thật" khiến nhiều người gần như không thể phân biệt giữa cô với một diễn giả "bằng xương bằng thịt". 

Sự xuất hiện của công dân robot đầu tiên trên thế giới tại một sự kiện ở Việt Nam đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới công nghệ lẫn truyền thông. Thậm chí Sophia còn có thể trả lời những câu hỏi do phóng viên tại Việt Nam đặt ra một cách nhanh chóng bằng những câu nói lưu loát và một giọng nói đặc trưng.

sophia1
sophia1
sophia2
sophia2
sophia3
sophia3
sophia4
sophia4

"Nàng" robot Sophia mặc áo dài, "đối đáp" với báo chí Việt Nam trong lần tới thăm đất nước hình chữ S.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 24.


Cuối tháng 3/2018, dịch vụ đi nhờ xe Uber đã bất ngờ rút lui khỏi thị trường Đông Nam Á và bán lại mọi hoạt động tại thị trường này cho Grab, đổi lại sẽ nhận được một số cổ phần từ chính “đối thủ” này. Thỏa thuận này đặt dấu kết thúc cuộc chiến kéo dài giữa Uber và Grab tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong lĩnh vực đi nhờ xe.

Trước thương vụ sáp nhập, cả Uber lẫn Grab đều đã đổ rất nhiều tiền để giành giật thị phần tại các quốc gia Đông Nam Á, với tổng dân số ước tính 620 triệu và được đánh giá là một trong những thị trường có tiềm năng nhất thế giới trong lĩnh vực đi nhờ xe. 

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 25.

Theo tờ Nikkei, Nhật Bản, Việt Nam được đánh giá là thị trường ứng dụng gọi xe tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Hàng loạt thương hiệu lớn nhỏ đã mọc lên trong năm 2018 nhằm tranh giành 'miếng bánh' nửa tỷ USD.

Tuy nhiên cùng với sự sáp nhập của hai ông lớn ở lĩnh vực đi nhờ xe cũng đã mở ra cơ hội cho sự xuất hiện của các ứng dụng đi nhờ xe tại thị trường Đông Nam Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Tính riêng tại thị trường Việt Nam, sau khi Uber và Grab thực hiện sáp nhập đã xuất hiện hàng loạt các ứng dụng gọi xe, bao gồm cả các ứng dụng của nước ngoài lẫn “thuần Việt”, có thể kể đến như Go-Viet, FastGo, VATO, XELO, Be...

Có thể nói với sự xuất hiện của hàng loạt dịch vụ đi nhờ xe, người dùng tại Việt Nam giờ đây đã có nhiều hơn những sự lựa chọn dịch vụ sao cho phù hợp nhất với nhu cầu và giá cả, đặc biệt cũng tạo thêm được thu nhập cho những người tham gia các mạng lưới này với tư cách tài xế.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 26.

Trong những tháng cuối năm, các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam liên tiếp bị hacker uy hiếp và tung tin đồn thất thiệt về việc chiếm giữ hàng triệu thông tin khách hàng.

Nạn nhân đầu tiên đó là Thế giới Di động. Ngay đầu tháng 11 năm nay, hacker bất ngờ tuyên bố đã có trong tay 5 triệu thông tin khách hàng của hệ thống bán lẻ điện thoại lớn nhất Việt Nam, bao gồm: email, lịch sử giao dịch và thậm chí cả thẻ tín dụng gây rúng động trong nước.

Để chứng minh cho lời nói mình có cơ sở, hacker này đã tung ra hơn 31.000 bản ghi lịch sử giao dịch của khách hàng với Thế giới Di động, Điện máy Xanh. Trong đó có khoảng 5,4 triệu email khách hàng và thậm chí có 61.000 email hệ thống mail nội bộ của Thế giới Di động cũng được hacker tung ra.

Hacker này cũng cho biết đây chỉ là một phần các thông tin được tung ra và sẽ tiếp tục công bố thông tin khách hàng mà người này đánh cắp được trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trái ngược với những toan tính của hacker này, Thế giới Di động đã phủ nhận hoàn toàn thông tin trên và cho biết  tất cả dữ liệu của khách hàng đều được bảo mật một cách tuyệt đối và người dùng không phải đổi bất cứ mật khẩu, khóa thẻ… Nếu tài khoản người dùng bị chiếm đoạt do lỗi từ Thế giới Di động, đơn vị này sẽ đền bù tất cả. Ngay sau màn phủ nhận của TGDĐ, hacker này đã không có thêm hành động nào trong việc sẽ công bố danh sách khách hàng được cho là chiếm đoạt được.

Top 10 sự kiện công nghệ nổi bật trong nước năm 2018 - Ảnh 27.

Từ Thế giới Di động đến FPT: Doanh nghiệp lao đao vì hacker trong năm 2018.

Liên tiếp sau đó, các hacker lại tung tiếp thông tin được cho là lấy từ hệ thống bán lẻ concung.com và nói rằng đó chỉ là một phần trong những dữ liệu mà hacker có được.

Một nạn nhân tiếp theo mà hacker tung dữ liệu là FPT Shop, chuỗi bán lẻ thiết bị di động số 2 tại Việt Nam. Lần này cũng chỉ là một phần nhỏ trong dữ liệu mà hacker đã chiếm được, hacker này còn cho biết, sẽ giao dịch với ai muốn trao đổi hàng hoá hoặc bán với giá tốt.

Đến thời điểm này, các hệ thống trên đều khẳng định tất cả dữ liệu của khách hàng đều được bảo mật một cách tuyệt đối.

Cục An toàn thông tin ngay sau đó đã vào cuộc và cho hay đã làm việc với các bên liên quan và chưa nhận thấy có dấu hiệu tấn công vào các thành phần hệ thống liên quan tới thông tin cá nhân bị công bố.

Cục cũng khuyến cáo người sử dụng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cung cấp thông tin cá nhân của mình cho các dịch vụ trên mạng. Luôn có thói quen kiểm tra, định kỳ thay đổi các thông tin xác thực để giảm thiểu nguy cơ lộ, lọt, mất ATTT cá nhân.

Nhóm PV