Học tốt môn Sinh học

Kỹ thuật xử lý các dạng bài tập Sinh học: Quy luật di truyền

(Dân trí) - Khi nói đến môn Sinh học, rất nhiều học sinh thường có cảm giác sợ học bài tập sinh, đặc biệt là bài tập phần Quy luật di truyền. Vậy thực tế dạng bài tập sinh phần Quy luật di truyền có thực sự khó hay không.

Theo thầy Thịnh Nam “Bài tập môn Sinh thực ra khá đơn giản. Người học hoàn toàn có thể làm tốt dạng bài tập Sinh mà kĩ năng tính toán và khả năng tư duy ở mức độ trung bình khá”.

Tuy nhiên, những câu hỏi thuộc phần bài tập lại thường là câu hỏi vận dụng và vận dụng cao, đòi hỏi ở người học không chỉ nắm vững kiến thức mà phải có kĩ năng làm bài nhuần nhuyễn. Đối với môn Sinh học, phần lớn các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao đó nằm ở phần Quy luật di truyền.


Thầy giáo Thịnh Nam (Giáo viên môn Sinh trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Thầy giáo Thịnh Nam (Giáo viên môn Sinh trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Cũng theo thầy Thịnh Nam, những năm gần đây các dạng bài tập môn Sinh trong đề thi THPT Quốc gia thường có phương pháp giải nhanh, không nặng nề chuyên tính toán.

Bên cạnh đó, nội dung câu hỏi có tính đặc thù môn học và nhiều câu cần có hiểu biết thực tiễn mới giải quyết được. Chính vì vậy, trong quá trình ôn tập các em học sinh không nên vội vàng giải các dạng bài tập, mà nên nắm thật vững các quy luật di truyền, sự khác biệt giữa các quy luật di truyền.

Ngoài ra, trong quá trình học tập cũng nên chia thật rõ ràng các dạng bài, qua đó các em sẽ nâng cao khả năng phân tích, nhận định khi gặp một bài tập cụ thể.

Dưới đây là một số dạng bài các em cần phải nắm vững:

* Dạng bài 1: Đây là một bài tập vận dụng cao. Khi làm dạng bài tập này học sinh cần hiểu bản chất các quá trình sinh học. Dạng bài tập này không nặng nề tính toán mà vẫn kiểm tra được tổng thể từ kiến thức nền tảng đến kĩ năng phân tích tổng hợp của học sinh.

Ví dụ 1:

Quá trình giảm phân của 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa không xảy ra đột biến nhưng đều xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d. Cho kết quả đúng là:

(1) 8 loại giao tử với tỉ lệ: 1ABd : 1abD : 1ABD : 1abd : 1aBd : 1aBD : 1AbD : 1Abd.

(2) 8 loại giao tử với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen: ABd = abD = aBd = AbD ≥ 1/8; ABD = abd = aBD = Abd ≤ 1/8.

(3) Cho 4 loại giao tử với số lượng từng loại sau: 3ABd = 3ABD = 3abD = 3abd.

(4) Cho 8 loại giao tử với số lượng từng loại sau: 2ABd : 2ABD : 2abD : 2abd : 1aBd : 1aBD : 1AbD : 1Abd.

Số phương án đúng là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

* Dạng bài 2: Khi gặp dạng bài này thì chúng ta sử dụng ngay công thức tính nhanh. Công thức tính nhanh là một công cụ không thể thiếu nếu chúng ta muốn tiết kiện tối đa thời gian khi làm bài

Ví dụ khi chúng ta gặp một bài toán lai giữa hai có thể dị hợp về hai cặp gen và một gen quy định một tính trạng, trội là hoàn toàn. Thì không cần để ý là hai cặp tính trạng đó di truyền phân li độc lập, hay liên kết, hay hoán vị. Kết quả của phép lai luôn cho kiểu hình đời sau:

Cá thể có hai tính trạng trội có tỉ lệ: 50% + tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn;

Cá thể có kiểu hình trội, lặn = Các thể có kiểu hình lặn, trội = 25% - tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn.

Ví dụ 2: Cho lai 2 cá thể AaBbDd, với 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu di truyền cá thể dị hợp 2 cặp gen, cặp gen còn lại đồng hợp:

A. 1/8. B. 3/8. C. 27/64. D. 9/64

Video hướng dẫn:

Kỹ thuật xử lý các dạng bài tập Sinh học: Quy luật di truyền

Ví dụ 3: Phép lai x . Nếu các cặp tính trạng di truyền trội hoàn toàn và có hoán vị gen ở hai bên với tần số 40% thì tổng số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỷ lệ:

A. 50% B. 65% C. 10%. D. 41%.

Hướng dẫn: x tính trạng di truyền trội hoàn toàn.

=> f = 40%, AB = ab = 30%, Ab = aB = 20%

Số cá thể có kiểu hình giống bố mẹ: 50% + tỷ lệ kiểu hình 2 tính trạng lặn = 50% + 9% = 59%

Tỷ lệ kiểu hình khác bố mẹ = 1-59% = 41%

=> Đáp án D

* Dạng bài 3: Khi làm bài học sinh muốn làm nhanh mà không bị nhầm, thì phải nhuần nhuyễn các kĩ năng viết sơ đồ lai, tổng hợp các phép lai...

Ví dụ 4: Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của 2 gen không alen phân li độc lập nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Biết kiểu gen (A-B-) cho kiểu hình hoa kép, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa đơn. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ được F1 sau đó cho F1 giao phấn tự do với nhau cho ra đời F2. Có bao nhiêu phép lai cho F2 với sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 1 ?

A. 6 B. 8 C. 10 D. 12.

Hướng dẫn:

A_B_: kép. A_bb,aaB_,aabb: đơn.

F1 sẽ có đủ tất cả 9 kiểu gen

Để F2 thu được kiểu hình phân li theo tỷ lệ: 3:1 => Các tỉ lệ kiểu gen có thể xảy ra là:

+ (3 : 1) x 1 → Aa x Aa | BB x (BB,Bb,bb) => Có 3 phép lai là: AaBB x AaBB; AaBB x AaBb; AaBB x Aabb.

+ 1 x (3 : 1) → tương tự có 3 phép lai.

+ 1 : 1 : 1 : 1. → Có 2 phép lai thỏa mãn AaBb x aabb và Aabb x aaBb.

Vậy có tất cả 8 phép lai thỏa mãn => Đáp án B.

Qua ba dạng bài trên, khi học phần quy luật di truyền người học cần phân rõ từng dạng bài và phương pháp giải đối với từng dạng bài đó. Đồng thời người học cần nhìn nhận được xu thế đề thi, khi với 50 phút phải hoàn thành 40 câu. Những dạng bài tập thiên về bản chất, có phương pháp giải nhanh sẽ là xu thế thực tế của đề thi.

Do vậy, trước mỗi bài tập các em cần đọc đề thật kĩ để phân tích các dữ kiện đề bài cho, sau đó vận dụng những kĩ năng mình đã có để giải quyết bài toán nhanh nhất.

Một điểm đáng lưu ý là khi làm bài thi trắc nghiệm thì 4 phương án trả lời chính là gợi ý giúp chúng ta có thể có định hướng giải quyết vấn đề nhanh hơn.

Thầy giáo Thịnh Nam