Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN tốt nghiệp không phải chật vật xin việc

TS. Lê Trung Thành - Trưởng Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN cho biết: “Hiện nay, chương trình khởi nghiệp của Trường ĐH Kinh tế đã khơi nguồn cho rất nhiều ý tưởng kinh doanh thông qua các khóa đào tạo khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp và câu lạc bộ khởi nghiệp."

Hiện nay, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp vẫn ở mức cao, nhiều người mong muốn kiếm được một công việc ổn định nhưng cũng có nhiều người muốn khởi nghiệp. Nhưng tỷ lệ khởi nghiệp thất bại cũng không hề thấp, nguyên nhân chủ yếu được xem là chưa có sự chuẩn bị tốt cả về ý tưởng cũng như kế hoạch. Theo TS. Lê Trung Thành - Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển, người đã từng tổ chức một số cuộc thi khởi nghiệp của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN: trường đại học chính là “nơi chắp cánh ước mơ” để sinh viên tốt nghiệp không phải chật vật xin việc mà còn khởi nghiệp thành công.

Không sáng tạo - sẽ về sau

Võ Ngọc Quí tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN năm 2013, Quí đã cùng bạn bè khởi nghiệp một dự án kinh doanh đặt thức ăn trực tuyến trên mạng và đạt được những thành công nhất định. Quí cho biết: “Năm 2013, mình bắt đầu tham gia một dự án khởi nghiệp về Thương mại điện tử của các anh chị quen từ trước. Sau khi làm được 1 năm thì dự án thất bại, mìnhcùng một số bạn bè, anh chị trong nhóm đó có chung ý tưởng đã tách ra làm dự án mới về du lịch và chuyển vào Đà Nẵng”. Đó là dự án đầu tiên do Quí khởi xướng.

Thời điểm thành công nhất là sau một năm khi doanh nghiệp đi vào ổn định, có doanh số để vận hành nhưng tiềm năng phát triển vẫn chưa cao. Sau khi hợp tác với nhiều doanh nghiệp du lịch ở Hà Nội và thiết lập được một số mối quan hệ, cả độibén duyên với lĩnh vực nhà hàng, cafe khi xu hướng mở chuỗinhà hàng cho giới trẻ bùng nổ vào năm 2014 với The Kafe, Urban Station...

Tuy nhiên,do còn thiếu kinh nghiệm vận hành và chưa có mức đầu tư hợp lý, cũng như chọn sai vị trí đã khiến tình hình kinh doanh của 3 nhà hàng đi xuống sau khi được phát triển lên từ1 nhà hàng. Cả nhóm quyết định chuyển sang lĩnh vực ít đầu tư cơ sở vật chất hơn, và thế là mô hình “Đặt thức ăn trực tuyến Kitfe.com” ra đời. "Kitfe - Kitchen for Everyone" là hình thức đặt đồ ăn trực tuyến đơn giản và nhanh chóng, với các lựa chọn thực đơn phong phú như làm từ chính căn bếp của gia đình. Với phương châm “Cơm hàng tuyển chọn, đặt gọn ship nhanh, một món cũng ship”, chỉ cần chọn địa điểm, chọn món và đặt món, trong một khoảng thời gian rất ngắn,khách hàng đã có một suất ăn ngon, sạch sẽ.Hiện tại, công ty đã vận hành được gần 2 năm và phát triển nhiều dòng sản phẩm ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Để khởi nghiệp thành công thì không có bí quyết gì đặc biệt cả, chỉ có cách để làm tăng khả năng thành công. Theo mình,cần có một đội ngũ tốt, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng hỗ trợ cho nhau, tinh thần đồng lòng và kiên trì không ngại khó khăn, sự thấu hiểu trong cả đội và cả ngành mình quyết định khởi nghiệp. Nếu có được những thứ đó thì khả năng tiếp cận vốn đầu tư sẽ dễ dàng hơn, cũng như công việc kinh doanh thuận lợi và có nhiều cơ hội để thành công” - Quí chia sẻ.

Võ Ngọc Quí - cựu sinh viên lớp Chất lượng cao QH-2009 Kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.
Võ Ngọc Quí - cựu sinh viên lớp Chất lượng cao QH-2009 Kinh tế đối ngoại, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.

Theo anh Quí, để có thể khởi nghiệp, sinh viên nên bắt đầu bằng việc nghiên cứu, nghiên cứu những ngành hay dịch vụ mình có thế mạnh để bắt đầu. Ví dụ mình học kinh tế, kinh doanh thì nên nghiên cứu trong lĩnh vực đó, tìm đọc sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước hay tham gia các hội thảo, diễn đàn... để tìm kiếm ý tưởng phù hợp.

Sau khi có ý tưởng hãy đi chia sẻ với nhiều người có kinh nghiệm hơn mình, với thầy cô, anh chị, bạn bè để làm giàu thêm ý tưởng và có thể tìm được đội ngũ phù hợp để bắt đầu. Cả đội của anh Quí tiếp tục nghiên cứu thêm về thị trường, về hành vi người tiêu dùng, về đối thủ cạnh tranh, về sự đổi mới sáng tạo trong sản phẩm mới, làm thử một vài mẫu sản phẩm để thương mại hoá và cải tiến sản phẩm dần dần. Lúc thấy thực sự khả thi mới nghĩ đến chuyện huy động vốn. Đừng nản lòng, việc gì cũng cần có thời gian và kinh nghiệm tích luỹ thông qua những việc mình làm.

Trong trường hợp nếu cảm thấy chưa chín muồi, sinh viên nên đầu tư cho việc học để lấy kiến thức và tự trải nghiệm kinh doanh thực tế, ví dụ kiếm một công việc làm thêm, bán một vài loại mặt hàng truyền thống nào đó hay viết bài, làm video quảng cáo đơn giản v.v… Sau đó làm theo các bước mà anh Quí chia sẻ ởtrên.

Đối với startup, việc thôi thúc sáng tạo, làm một điều gì đó đặc biệt mới mẻ, nhiều người dùng chính là động lực để làm sản phẩm và dịch vụ. Vì thế giới ngày nay thay đổi nhanh lắm, không làm điều gì mới mẻ thì sẽ không đóng góp hay nằm ngoài dòng phát triển đó.Ngoài ra vẫn cần rất nhiều thứ bên cạnh kiến thức được học, vì khởi nghiệp phải chọn một thị trường ngách rất nhỏ mà kiến thức ở trường chủ yếu là nền tảng nên phải nghiên cứu thêm rất nhiều, về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, về các mô hình kinh doanh truyền thống đang hoạt động… Bên cạnh đó là thái độ kiên trì, không ngại khó khăn cũng như cần một đội máu lửa, nhiều kỹ năng bổ trợ cho nhau và cùng ý chí thì mới có thể đi xa được. Còn thành công hay không nhiều khi còn phụ thuộc vào may mắn nữa” - anh Quí cho biết thêm.

Võ Ngọc Quí (ngồi thứ hai từ phải sang) tại buổi giao lưu với sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN về khởi nghiệp.
Võ Ngọc Quí (ngồi thứ hai từ phải sang) tại buổi giao lưu với sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN về khởi nghiệp.

Nhà trường là nơi chắp cánh ước mơ

Câu chuyện khởi nghiệp của Võ Ngọc Quí chỉ là một ví dụ điển hình trong rất nhiều gương mặt sinh viên khởi nghiệp thành công của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Theo chia sẻ của nhiều bạn trẻ đã khởi nghiệp, để có được những thành công bước đầu, kiến thức ở trường đại học góp phần quan trọng trong việc hình thành tư duy cũng như cách vận hành doanh nghiệp.

Như đối với trường hợp của Quí, anh cho biết: “Mỗi lần gặp khó vấn đề gì,mình đều nhớ lại hoặc tìm đọc lại các sách căn bản trong trường đã được học như về Marketing, Quản trị. Ngoài ra, phải tìm cách thích ứng với môi trường và nghề nghiệp đặc thù của loại hình công ty/dịch vụ mà mình khởi nghiệp”. Bên cạnh những bí quyết để có thể khởi nghiệp thành công thì theo anh, phải nói đến kiến thức và các kỹ năng được đào tạo ở trường đại học,điều đó chiếm một tỉ lệ rất lớn đến thành công của các bạn trẻ sau khi ra trường.Khi học ở trường, mình thấy bạn này khởi nghiệp, bạn kia khởi nghiệp làm cho chính bản thân mình cũng khao khát, thấy bạn kia thất bại bạn này thành công, mình nhìn vào đó để rút kinh nghiệm, biết đường mà tránh. Có thể nói trường đại học không những là nơi cung cấp hành trang khởi nghiệp mà còn là môi trường, động lực để khởi nghiệp.

TS. Lê Trung Thành - Trưởng Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển, người đã từng tổ chức một số cuộc thi khởi nghiệp của Trường ĐH Kinh tế, cho biết: “Xu thế khởi nghiệp hiện nay của thế giới là sáng tạo dựa trên nền tảng công nghệ thông minh. Vì vậy, các bạn trẻ cần học tập, tiếp thu tư duy sáng tạo trên cơ sở kiến thức chuyên môn vững, thông thạo công nghệ thông tin và giỏi ngoại ngữ. Các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viênkinh tế cũng cần hiểu rằng, khởi nghiệp không bao giờ là muộn, vì vậy hãy tận dụng thời gian đang ngồi trên ghế nhà trường mà tích lũy kiến thức và kỹ năng, học tập cả những bài học thành công và thất bại để lựa chọn cho mình hướng đi thích hợp”. Ông Thành thông tin thêm: Hiện nay, chương trình khởi nghiệp của Trường ĐH Kinh tế đã khơi nguồn cho rất nhiều ý tưởng kinh doanh thông qua các khóa đào tạo khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp và câu lạc bộ khởi nghiệp.

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN tốt nghiệp không phải chật vật xin việc - 3

Thông qua các cuộc thi khởi nghiệp, Trường ĐHKT đã khơi nguồn cho nhiều ý tưởng kinh doanh.

Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN đã có nhiều sinh viên có thể tự kinh doanh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức từ việc xây dựng ý tưởng, phát triển và triển khai kế hoạch kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN còn có các khóa đào tạo khởi nghiệp nhằm khơi dậy tinh thần và niềm đam mê, đồng thời tạo sân chơi gặp gỡ, chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Nhà trường cũng tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, giao lưu giữa sinh viên với doanh nhân thành đạt, tham quan mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hỗ trợ các dự án có tính khả thi trong cuộc thi khởi nghiệp.

Đặc biệt, chương trình đào tạo của Trường ĐH Kinh tế đã lồng ghép giảng dạy về chương trình khởi nghiệp, đẩy mạnh ngoại ngữ, kỹ năng mềm cũng như văn hóa doanh nghiệp cho sinh viên. Ngoài ra, Trường còn có sự hợp tác với các doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện để sinh viên thực tập dài hạn, tiếp xúc với các cơ hội nghề nghiệp cũng như tạo môi trường để sinh viên thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Ông Thành nhấn mạnh: “Theo thống kê, khảo sát mới nhất năm 2016, tỷ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp 6 tháng của sinh viên Trường ĐH Kinh tế là: sinh viên có việc làm chiếm 91%, sinh viên chưa có việc làm chiếm 6% và sinh viên tiếp tục học để nâng cao kiến thức chiếm 3%. Tỷ lệ các khu vực làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Khu vực nhà nước chiếm 11%, khu vực tư nhân chiếm 41%, khu vực liên doanh với nước ngoài chiếm 44% và tự tạo việc làm chiếm 4%. Nhìn chung, sinh viên Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN tốt nghiệp không phải chật vật xin việc, rất nhiều bạn trẻ đã khởi nghiệp thành công, thậm chí còn rất thành đạt và nhiều người giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước”.

Như vậy, bên cạnhkết nối với doanh nghiệp để tạo cầu nối giữa sinh viên với nhà tuyển dụng, Trường ĐH Kinh tếcòn khơi nguồn sáng tạo mạnh mẽ để sinh viên có thể khởi nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tự tin bắt đầu sự nghiệp của mình sau khi ra trường. Đấy là một hướng đi mới của trường trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với xu thế phát triểnhiện nay.

Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN vừa thông báo ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại năm 2017, chi tiết xem tại đây

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

- Phòng Đào tạo (Phòng 304, nhà E4), Trường Đại học Kinh tế, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Điện thoại: 04.3745.7506 (máy lẻ 305, 315, 325)

- Hotline: 0913.486.773

- Email: tuyensinhdaihoc_dhkt@vnu.edu.vn

-Website: http://ueb.edu.vn

- Facebook: www.facebook.com/ueb.edu.vn

Lương Thu - Nguyễn Văn