Giấc mơ giảng đường của học trò nghèo đỗ hai trường đại học

(Dân trí) - Dù biết chắc mình đỗ cả hai trường Học viện Quân y và ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng giấc mơ tới giảng đường đại học của cậu học trò nghèo còn nhiều lắm những gian nan. Bố nằm liệt giường, mẹ lại thường xuyên đau ốm, Linh sợ nếu mình đi học sẽ thành gánh nặng cho gia đình...

Trong cuộc điện thoại tới PV Dân trí, thầy Đặng Xuân Hiệp - Phó hiệu trưởng Trường THPT Qùy Hợp 1 (huyện miền núi Qùy Hợp, Nghệ An) đã chia sẻ về hoàn cảnh gia đình em Hoàng Mạnh Linh - học sinh lớp 12 A, một trong những tấm gương đặc biệt xuất sắc về nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập.
 
Thầy vui mừng cho biết trong kỳ thi đại học vừa qua, Linh đã giành được điểm số rất cao đậu vào cả hai trường đại học mà em dự thi. Nhưng giọng nói người thầy lại trùng xuống: “Không biết em nó có đến giảng đường mà đi học được hay không các anh à. Bố thì nằm liệt giường, mẹ lại đau ốm thường xuyên. Em bảo nếu mà đi học thì sẽ không ai ở nhà chăm sóc cho bố, đỡ đần giúp mẹ công việc. Rồi nhà lại nghèo vậy thì lấy tiền đâu mà học. Nếu Linh không được tiếp tục giấc mơ của mình thì tiếc cho em ấy quá”, giọng thầy chùng xuống buồn bã.

Linh thu xếp những cuốn sách cũ vào thùng các tông mà lòng nặng trĩu.

Linh thu xếp những cuốn sách cũ vào thùng các tông mà lòng nặng trĩu.

Linh thu xếp những cuốn sách cũ vào thùng các tông mà lòng nặng trĩu.

Dù biết chắc rằng đã đỗ vào hai trường đại học mà mình dự thi nhưng khuôn mặt cậu học sinh nghèo luôn nặng trĩu. Linh sợ nếu mình tiếp tục đi học thì ở nhà sẽ không ai chăm sóc cho bố, như vậy mẹ lại thêm khổ.

Linh thu xếp những cuốn sách cũ vào thùng các tông mà lòng nặng trĩu.
Linh thu xếp những cuốn sách cũ vào thùng các tông mà lòng nặng trĩu.
Cách đây hơn 2 năm ông Hoàng Minh Châu bị tai biến mạch máu não. Dù được điều trị tích cực nhưng hiện tại sức khỏe của ông rất yếu. Ông không nhận thức được bất kỳ việc gì, mọi sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào người khác chăm sóc.

Sau cuộc điện thoại, chúng tôi quyết định vượt gần 150km đường trường tìm về nhà cậu học trò nghèo. Thấy có khách lạ vào nhà, cậu học trò khôi ngô, hiền lành vội vã ra chào và nhanh nhẹn mời khách uống nước.

Khi được hỏi về kỳ thi đại học vừa qua, Linh vui vẻ chia sẻ: “Vừa rồi em mới biết điểm thi của Học viện Quân y. Em đạt 24,5 điểm, cộng cả điểm ưu tiên nữa là đủ điểm chuẩn của trường. Khối A em cũng thi được 25 điểm và cũng đỗ vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Nhưng …”, giọng Linh chùng xuống, đôi mắt rơm rớm nước mắt em nhìn vào phía trong nhà nơi người bố bị bệnh đang nằm liệt giường như người thực vật.

Linh thu xếp những cuốn sách cũ vào thùng các tông mà lòng nặng trĩu.
Linh thu xếp những cuốn sách cũ vào thùng các tông mà lòng nặng trĩu.
Từ ngày bố lâm bệnh, Linh vừa đến trường vừa phụ giúp mẹ chăm sóc bố. Vượt qua những khó khăn cậu học trò nghèo luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Linh là một trong những tấm gương học sinh nghèo vượt khó đặc biệt xuất sắc ở Trường THPT Qùy Hợp 1.

Linh cho biết, cách đây 2 năm sau một cơn tai biến mạch máu não. Bố của linh là ông Hoàng Minh Châu (SN 1965) đã phải nằm liệt giường. Đến thời điểm hiện tại một phần xương sọ đang gửi bảo quản ở ĐH Y Hà Nội gia đình vẫn chưa có điều kiện để lấy về dù đã quán hạn gần 2 năm. Hiện tại sức khỏe của ông Châu rất yếu và không tự chủ hay nhận thức được bất kỳ việc gì. Tất cả mọi sinh hoạt của ông hoàn toàn giữa vào người thân trong gia đình.

“Bây giờ nếu không có người ở nhà chăm bố thì bố dậy sẽ bị ngã xuống đất ngay. Bố ăn được ít lắm, con cái trong nhà hay ai đến thăm bố cũng không nhận ra, bố chỉ cười thôi”, nói đoạn cậu học trò nghèo ôm lấy tay người cha bệnh mà khóc nghẹn.

Thầy Trần Bá Hải - giáo viên chủ nhiệm em Linh cũng thường xuyên đến nhà động viên ông Châu.
Thầy Trần Bá Hải - giáo viên chủ nhiệm em Linh cũng thường xuyên đến nhà động viên ông Châu.

Từ ngày người cha lâm trọng bệnh gia đình vốn đã nghèo khó nay lại càng thêm túng thiếu. Mọi tài sản, đến căn nhà nhỏ của cả gia đình cũng đã mang đi cầm cố lấy tiền chữa bệnh cho ông Châu. Bản thân Linh cũng đã nhiều lần chán nản muốn bỏ học ở nhà phụ giúp mẹ chăm cha. Nhưng được bạn bè thầy cô động viên em lại tiếp tục đến lớp. Suốt 12 năm liền Linh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và là một trong những tấm gương sáng về nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập ở Trường THPT Qùy Hợp 1.

Cũng từ ngày người cha lâm trọng bệnh mọi lo toan cơm áo gạo tiền, rồi chi phí chữa bệnh cho ông Châu, và số tiền cho hai chị em Linh ăn học. Một mình bà Hồ Thị Lộc phải cáng đáng tất cả. Ai thuê công việc gì bà đều làm hết từ phụ hồ, rồi đi bốc hàng thuê cho người ta bà đều nhận làm tất cả. Miễn là có tiền chữa bệnh cho chống và nuôi các con ăn học. Người mẹ nghèo quanh năm đã bị bệnh tật hành hạ nay lại thường xuyên lao động quá sức nên sức khỏe bà cũng vì thế mà suy giảm trầm trọng.

Thầy Trần Bá Hải - giáo viên chủ nhiệm em Linh cũng thường xuyên đến nhà động viên ông Châu.

Thầy Trần Bá Hải - giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn trong lớp đến thăm hỏi sức khỏe và động viên Linh tiếp tục đến trường. Ai cũng tỏ ra nuối tiếc nếu cậu không tiếp tục đi học nữa.

Trưa nắng chang chang, người phụ nữ quần áo lấm bẩn, ướt đẫm mồ hôi vội vã đạp xe trở về nhà. Những ngày này biết con mình đỗ 2 trường đại học bà lại xin tổ thợ xây trong làng cho theo đi phụ hồ. Dù đi công việc có vất vả hơn rất nhiều nhưng tiền công cũng cao hơn. Bà nghĩ nếu trời không mưa bà đi làm đều từ nay đến ngày con trai nhập học cũng tạm đủ chi phí đi lại rồi mua ít đồ dùng cho con tới trường.

“Mỗi ngày cũng được gần 150.000 đồng các chú à. Tới hôm thằng Linh nhập trường thì cũng đủ chi phí cho nó đi học. Trời cứ cho tôi sức khỏe tôi làm việc được thì cũng đủ trang trải cuộc sống. Nhưng khổ một nỗi nếu thằng Linh đi học rồi, tôi đi làm nữa thì ở nhà không có ai chăm sóc cho ông ấy”, gạt vội những giọt mồ hôi chảy ròng trên khuôn mặt bà Lộc tâm sự.

Bà Lộc nhẩm tính: “Mỗi tháng tiền thuốc thang chữa bệnh, vệ sinh cho ông nhà tôi cũng gần 1 triệu, rồi tiền lãi từ số nợ hơn 200 triệu nữa, bây giờ thằng Linh đi học thì thật tôi cũng không biết xoay ở đâu ra. Nó cứ xin tôi được ở nhà đi làm để lấy tiền chữa bệnh và chăm sóc bố nhưng tôi kiên quyết không cho. Ở đây, chỉ có đi học mới thoát được cái nghèo cái khổ thôi …”, những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má của người mẹ nghèo. Bà ôm lấy con trai mình mà khóc.

Thầy Trần Bá Hải - giáo viên chủ nhiệm em Linh cũng thường xuyên đến nhà động viên ông Châu.

Từ ngày biết tin con đỗ 2 trường đại học, bà Nguyễn Thị Lộc xin đi phụ hồ, xúc đất với nhóm thợ xây trong xóm. Dù công việc có vất vả hơn nhưng bà mong con trai mình sẽ tiếp tục giấc mơ. Dù có nghèo có khổ hơn trăm vạn lần nữa người mẹ vẫn cố gắng.
 
Giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình em Hoàng Mạnh Linh.
Giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình em Hoàng Mạnh Linh.

“Bây giờ nếu được đi học trong hai trường đã đỗ, em sẽ chọn Học viện Quân y. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một thầy thuốc tốt về chữa bệnh cho bố và bà con nhân dân nghèo nơi đây. Nhưng bây giờ nếu em đi học thì không biết gia đình em sẽ ra sao nữa. Bố thì luôn cần có người ở bên cạnh để chăm sóc, bao nhiêu cái phải lo như vậy đều đổ dồn cho một mình mẹ. Em thương mẹ nhiều lắm. Em đi học rồi, sợ mẹ ở nhà gánh không nổi...”, xếp từng quyển sách cũ vào thùng, Linh khóc nấc nghẹn.

Trong khi bạn bè cùng trăng lứa mơ một lần được đặt chân vào cánh cửa đại học thì với Linh bây giờ em lại mong mình không đỗ. Bởi vì như vậy em sẽ không phải tiếc nuối, không phải đắn đo và như vậy em có thể ở nhà đi làm phụ giúp mẹ để chữa bệnh cho bố. Có lẽ rằng ước nguyện đến với giảng đường đại học để trở thành một bác sĩ giỏi của cậu học sinh nghèo sẽ khó có thể trở thành hiện thực. Cậu cầm những cuốn sách cũ xếp vào hộp mà lòng nặng trĩu, những giọt nước mắt cứ chực trào ra...

Nguyễn Tình - Nguyễn Duy