Nói như Aziz Nesil: "Thầy cô chúng ta giỏi thật!”

(Dân trí) - Lời bình trên của bạn đọc Đinh Hanh: tony_llq@yahoo.com có thể xem như một vở kịch cực ngắn, với kịch tính ở mức cao trào thể hiện qua con số 99,9% “đẹp như vàng SJC” dự kiến tỉ lệ tốt nghiệp THPT vừa được một số tỉnh phía Bắc đưa ra.

Thí sinh Hà Nội kết thúc môn thi Ngoại ngữ chiều 4/6 (ảnh: Nhữ Trang)
Thí sinh Hà Nội kết thúc môn thi Ngoại ngữ chiều 4/6 (ảnh: Nhữ Trang)
 

Con số hoàn hảo

 

Quả là con số tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT này đã được rất nhiều “Gia Cát Dự” của chúng ta đem ra để…tung hứng sau khi bùng nổ “quả bom tấn” Đồi Ngô vừa rồi. Nhưng giờ nó lại được khẳng định từ chính các “ông” Sở (GDĐT) nên các Gia Cát… mới càng được dịp “làm xiếc” trên con số đó một cách còn rôm rả hơn nữa.

 

“Tuyệt vời, trên cả tuyệt vời!!! Phải thừa nhận là HS THPT của mình bây giờ giỏi thật. Các em học thật là xuất sắc. Hoan hô cả những người làm công tác GD, thành tích thật ấn tượng, những con số đưa ra… gây sốc có lẽ cũng chẳng kém so với tác động của các vụ việc ở Vinalines,  Vinashine là mấy. Đọc một số bình luận, thấy rằng không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT (vì con số ấn tượng quá, mặc dù tính ra thì mỗi HS trung học trượt tốt nghiệp mà ngành GD chọn ra phải có giá lên đến hàng trăm triệu đồng là ít). Mà có chăng nên bỏ kỳ thi ĐH (vì không cần đạt trình độ trung bình - điểm sàn cho 3 môn là 13, 14 điểm (<5đ/ môn thi) mà Bộ GD-ĐT đưa ra từ nhiều năm nay - tức là chưa cần đạt điểm trung bình? Trong khi TN THPT thì trung bình cũng từ 5 điểm/môn) => thi TN THPT khó hơn thi ĐH, nên có lẽ cũng… không cần thi ĐH nữa chăng?” – Anh Dung (ĐHYK Vinh):  anhdung@yahoo.com

 

“Khi đọc tin này mình cảm thấy hơi… sốc vì nền giáo dục Việt Nam "tốt"  thật! Đỗ tốt nghiệp tới 99,9% thì quả thật không còn gì để nói. Một năm quá "thành công" của Bộ GDĐT rồi” - Education:  lvdoc1992@gmail.com

 

“Hoan hô các cháu học sinh PTTH giỏi quá. Đỗ tốt nghiệp cao bằng tỷ lệ thi đại học…tại chức ở các địa phương ta đấy” - Nguyễn Cường:  cuong_bhxhtn@yahoo.com

 

“Một con số đẹp cho các nhà quản lí giáo dục!” - CK2a: truongck2aktktcn@gmail.com

 

“100% thì ngại quá. Thôi ráng chấm sao cho được khoảng 99,9% dễ nói chuyện hơn. Học sinh của chúng ta học và vượt qua kỳ thi thật tuyệt vời! Kính phục, kính phục ....”  - Vu Thanh Binh:  vuthanhb55@yahoo.com

 
“Số đẹp như vàng SJC. Đấu giá chắc kiếm tiền tỷ xây trường học cho vùng sâu vùng xa được đó!” - Nguyễn Hoàng:  nguyenhoang@gmail.com

 .

“Để được kết quả cao như vậy còn có cả công sức của người “ném phao”… Một kết quả đẹp như mơ” - Bim Sơn:  ngocthinh0511@yahoo.com

 

“99.9 % con số quá đẹp. Nhưng liệu có phản ánh đúng thực trạng của thí sinh hay không??????? Theo tôi, hệ thống thi cử đang có vấn đề” - Nam:  thanhnam79@gmail.com

 

“Nếu làm nghiêm thì kết quả là 100 - 99,99 % = ? Nhờ các bạn giải giúp”- Bùi Văn Tuấn:  tuanlech@gmail.com

 

 “Táo Giáo Dục năm nay lên Thiên Đình và sẽ ở hẳn trên đó luôn, trần gian không còn việc để làm nữa rồi...Chúc mừng!!!” - Nguyễn Thật Chân: roya_touist_2222@yahoo.com

 

100%, tại sao không?

 

Đáp lại những câu hỏi xoáy như của Nguyen Trung  anhsaogiuasamactinhyeu@yahoo.com: “Sao không ghi là 100% cho đẹp hơn nhỉ?”, lập tức có đáp xoay như của bạn đọc lấy nick là Con số vô nghĩa poweroflove_quang@yahoo.com: “Nhờ có mấy clip mà mình biết những con số này thật sự nó như thế nào? Thật không thể hiểu nổi!”
 
Và cũng có cả những phản hồi xem ra ít nhiều còn  phân vân như Jimy Hieu comeonwithme8x@gmail.com: “Đúng là rất khó. Liệu ai có thể nói tỷ lệ đạt bao nhiêu % là hợp lý đây? Vi phạm là vẫn có, nhưng chắc chỉ ở mức độ nào mà thui”. Hoặc như Thuy thuylt@gmail.com phán một câu có vẻ… chí lý: “Để chờ xem tỷ lệ trên điểm sàn ở kỳ thi đại học được bao nhiêu là biết ngay”.

 

Liệu các thầy cô giáo và những người có chuyên môn hơn về lĩnh vực này có hoan hỉ với con số chẳng cần dự đoán cũng ra kết quả đó không nhỉ? Và tâm tư, nguyện vọng của các thầy cô sau những đợt thi hao người, tốn của này liệu có khả quan…???

 

“Thôi đừng thông báo kết quả thi tốt nghiệp THPT nữa, vì chúng tôi - những người tâm huyết với ngành GD thấy… xấu hổ lắm rồi” - Cô giáo trẻ vùng cao: cogiao@gmail.com

 

“Là một nhà giáo đã có thâm niên 30 năm trong nghề, nghe kết quả này tôi thấy… buồn tủi và xấu hổ quá!” - GV Đà Nẵng:  thpt@yahoo.com

 

“Là một giáo viên, tôi nghĩ thực chất thì 70% học sinh ở các trường công lập và 30% ở các trường tư thục đỗ tốt nghiệp (lần 1) là tốt lắm rồi. Tôi mong thi nghiêm túc để giáo dục học sinh, chứ cứ đỗ cả thế này thì học sinh lại coi thường nhiều bộ môn mà không thèm học, vì chúng biết thế nào cũng có bằng tốt nghiệp mà.

 

Tôi cũng không nghĩ bỏ kỳ thi này là một giải pháp hay, vì cơ hội học tập kiến thức phổ thông là quyền lợi của tất cả mọi người. Vậy nên chăng vào cấp 3 đúng tuyến nên cho các em học thoải mái (với điều kiện là có đủ trường như các cấp 1, 2). Còn lúc thi phải nghiêm túc để buộc các em phải tích cực trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. Em nào đỗ tốt nghiệp lần 1 nên được cấp bằng Đỏ, lần 2 bằng Xanh. Còn lại chỉ cấp Chứng chỉ hoàn thành chương trình học THPT. Các bác thấy thế nào?” – GV THPT:  tuantuky2020@gmail.com

 

“Ở Úc, người ta thi tốt nghiệp để phân định xem học lực thí sinh thuộc vào nhóm nào (1% giỏi nhất, 5% giỏi nhất hay 10% giỏi nhất). Đánh giá này được dùng làm cơ sở để tuyển chọn thí sinh vào các trường Đại học hay Cao đẳng. Còn ở Việt Nam, thi tốt nghiệp PTTH chỉ có ý nghĩa cho biết thí sinh có đạt chuẩn tốt nghiệp hay không. Mà kết quả là hơn 99% đạt chuẩn - thì vất vả thi để làm gì????

 

Nhưng vấn đề lại còn nằm ở chỗ là nếu không cho thí sinh đạt tốt nghiệp PTTH thì bộ máy giáo dục sẽ làm gì với những em thi không đậu? Hỗ trợ học tiếp cho đến khi tốt nghiệp??? Nhưng cách đó liệu có hiệu quả và hợp lý không - khi mà vấn đề của những thí sinh rớt tốt nghiệp PTTH thực sự là tương lai việc làm chứ không phải học vấn?

 

Theo tôi, tốt nhất là chỉ đặt yêu cầu học sinh phải hoàn thành chương trình học 12 năm với các kỳ kiểm tra cuối năm. Bỏ kỳ thi PTTH bởi dùng kỳ thi này thay thế thi đại học là bất khả thi hiện nay. Nên dùng điểm học trung bình 12 năm của học sinh làm chỉ số tham khảo cho các trường ĐH, cao đẳng tuyển sinh, theo kỳ thi chính thức của các trường này” - VM:  vanminh@gmail.com

 
Thí sinh Hà Nội kết thúc môn thi Ngoại ngữ chiều 4/6 (ảnh: Nhữ Trang)
Trong các đợt thi, bao giờ cũng có những hình ảnh bố mẹ đồng hành cùng con “vượt vũ môn”(ảnh: Hoài Nam) 
 

Lửa thử vàng…

 

Gần như chẳng cái gì có thể dám chắc tới 100% được cả, chuyện học hành thi cử của học sinh VN cũng vậy thôi. Song trong khi ngành giáo dục đang bị phê phán rất nhiều về cách thức dạy và học của thầy và trò lúc nào cũng trong tình trạng quá tải với bao bất cập hiện nay, thì con số đỗ tốt nghiệp “trên cả tuyệt vời” rõ ràng khó có thể được chấp nhận.

 

Bởi thế, số thì đẹp mà chẳng thấy đem lại niềm vui được cho nhiều người. Thậm chí nhiều người còn quay lưng lại với con số đẹp mà thực chất… rất đáng ngờ này:

 

“Nhìn các con số này mà... xót xa!” - Thành:  thanhdoan147@gmail.com

 

“99,9% - Con số hoàn toàn giả tạo!” - Lan:  lantran@yahoo.com

 

“Thôi, ngành GD đừng báo cáo thành tích nữa để dân thêm ...buồn!” - Tâm Giáo:  tamgiao.2003@gmail.com

 

“Đỗ 99,9% thì thi làm cái gì? Sao lãnh đạo cấp trên lại có thể tự hào vì thành tích thế này nhỉ? Nói thắng 1 ví dụ đơn giản: môn tiếng Anh, Lịch sử mà thi nghiêm túc, hỏi có được nổi 70% qua điểm 5 hay không? Không bao giờ có chuyện 99,9% thi đỗ cả” - Nguyen Nguyen:  coldboy90@gmail.com

 

“Tỷ lệ tốt nghiệp 99,9%, tức là cứ 1.000 thí sinh mới có 1 thí sinh trượt. Như trường THPT của mình hồi trước có khoảng 20 lớp 12, mỗi lớp 40 học sinh. Vậy là có khoảng 800 thí sinh đi thi, nghĩa là chưa đủ người để… trượt được lấy 1 em. Một con số kinh khủng khiếp. Nhưng trong thực tế, theo mình biết thì ít nhất khoảng 20 - 30 % không đủ tiêu chuẩn để tốt nghiệp. Chắc chắn thế. Đính chính thêm, trường cũ của mình ở Hà Nội" - Dương Tuấn Quang:  tuanquang2002@gmail.com

 

“Ảo quá đi mất. Nếu thi thật thì có đạt 30% không các bạn? Hãy cho mình 1 câu trả lời chính xác đi! Mình thấy tệ chạy theo thành tích, không có tiến bộ vẫn là tính cách của không ít con người Việt Nam ta hiện nay. Đây cũng là 1 mặt trái của xã hội đó . Lớp trẻ giờ thật sự có học lực cao đến như vậy không? Ngành giáo dục VN có thật sự tốt đến vậy không? Tiền có ý nghĩa gì trong... những con số này không???” - Hoàng Hà:  âccchong@yahoo.com

 

“Theo tôi con số chinh xác ở các trường THPT khoảng 55% đến 60%, còn các trường DL, TT GDTX chắc chắn không quá 40%. Nếu bây giờ cho thi lại vẫn đề thi vừa rồi, đảm bảo các con số ở các tỉnh chỉ là bệnh thành tích mà thôi. Điều này chỉ những người trong ngành mới hiểu rõ. Thật buồn cho GIÁO DỤC Việt Nam: THÀNH TÍCH vẫn là trên hết” -  Nguyễn Văn Hanh: nvhanhqs@gmail.com

 

Bệnh… ảo

 

Niềm tin dù ít ỏi vẫn có được với số ít như Trần Quốc Tiến  tienekn@gmail.com cho rằng: “Dù có chuyện tiêu cực ở một số hội đồng thi, nhưng tôi vẫn tin có rất nhiều hội đồng thi mà HS không cần tiêu cực vẫn làm được bài thi rất tốt. Theo tôi, kỳ thi tốt nghiệp nên thực hiện một cách nghiêm túc hơn, thì chất lượng giáo dục sẽ tốt hơn rất nhiều!”

 

Còn với đa số, thêm một lần nữa con số “vàng chắc chắn chưa qua thử lửa” này càng làm dấy lên nhiều đề nghị: Giảm tải học hành và thi cử cho các thế hệ học sinh VN.

 

“Tổ chức một cuộc thi tốn kém như thế chỉ để tìm ra… mấy người trượt thôi, thật lãng phí của cải xã hội và công sức của bao người dân quá!” -  Tra Mi:  tueminh_dinh@yahoo.com

 

“Thật buồn cười, đất nước mình phải mất rất nhiều tỷ đồng để "cứ mười nghìn người tìm ra một người trượt" (đỗ 99,9%). Trong khi tìm ra người trượt cũng không để làm gì, ngoài không cho anh ta thi đại học và có lẽ là cả không cho anh ta đi bộ đội? Người ta nói nhiều đến việc dùng kết quả thi tốt nghiệp để xét vào ĐH, nhưng theo tôi chúng ta nên làm ngược lại: dùng kết quả thi ĐH để công nhận tốt nghiệp. Chỉ thi duy nhất một kỳ thì Đại học và sẽ có điểm sàn Tốt nghiệp riêng, điểm sàn ĐH riêng. Ví dụ năm 2011 điểm sàn ĐH khối A là 13 thì điểm sàn tốt nghiệp PTTH sẽ là 5 điểm. Chắc chắn các nhà giáo dục sẽ nói với tôi rằng "như thế thì không được vì học sinh sẽ học lệch". Nếu vậy các ông ấy có khẳng định rằng cơ chế thi cử như hiện nay có "không lệch" mà lại tốn rất nhiều tiền không?” - Pham:  thangicthd@gmail.com

 

“Không biết trong tỷ lệ 99,9% có bao nhiêu thí sinh có thể thực hiện được phép tính cộng, trừ, nhân chia? Cứ vậy thì tấm bằng THPT chẳng có ý nghĩa gì, tốt nhất là nên cấp bằng luôn cho các học sinh sau khi học hết lớp 12” - Abin:  hung1121@gmail.com

 

“Tổ chức thi làm gì cho mệt mỏi, tốn kém, mất thời gian, lãng phí của gia đình, học sinh và xã hội. Chỉ mỗi việc học sinh mua máy tính bấm tay theo quy định cũng đã làm hoang phí hàng chục tỷ đồng, dùng xong vứt bỏ. Chỉ cần cấp “Chứng nhận: đã hoàn thành chương trình học phổ thông" cho tất cả các em, trừ diện học sinh xếp loại yếu, hạnh kiểm trung bình trở xuống là phải lưu ban. Tại sao chúng ta cứ huyễn hoặc và có lẽ phải nói là “đầu cơ” để tạo công ăn việc làm cho nhiều người từ việc phung phí tiền bạc của gia đình và xã hội?
 

Đọc một vài ý kiến của giáo viên trên mạng cho rằng chất lượng thấp, gian dối là do bị ép buộc tỷ lệ lên lớp, khá giỏi, trúng tuyển. Nếu vậy chứng tỏ ngành giáo dục có vấn dề nghiêm trọng bởi họ đang "phản giáo dục"? Như vậy, theo tôi nghĩ, đó chính là nguyên nhân chính sản sinh một thế hệ trong đó không ít người chỉ chú tâm vào thành tích ảo, kiến thức ảo và hiệu quả ảo. Đừng đổ cho thời cuộc, xu thế hay do môi trường xã hội. Bởi với cách đào tạo như thế thì chắc xã hội sẽ có nhiều con người  thiếu kiến thức, năng lực, tư duy nhưng lại có chứng nhận "tốt, tốt, tốt" y như vàng SJC ấy. Nhưng liệu có đáng tin "vàng" ba số 9 đó hay không?” - Thành Công:  thanhcong1963@gmail.com

 

“Tốt nhất là bỏ cái kỳ thi tốt nghiệp này đi. Ai cũng biết, ai cũng hiểu, nhưng ai cũng… không nói. Vậy để tôi nói: tôi tin kể cả các giới chức cao nhất của Bộ GDĐT có lẽ đều biết thừa là kỳ thi tốt nghiệp mà làm chặt như kỳ thi đại học thì… trượt quá nửa là điều chắc chắn. Chuyện “chống trượt” ở các trường cấp 3 thì hầu như ai cũng biết, nhưng mà nói ra người ta bảo là “điên”.... Theo tôi, cách giải quyết việc này là cho các em tốt nghiệp hết cho đỡ tốn kém tiền chuẩn bị, photo tài liệu…” - Vũ Xuân Hòa:  hoa.d2.k2@gmail.com

 

“Mình là một thí sinh trong số những thí sinh vừa tham gia kỳ thi TN THPT. Thực sự để mà nói thì ôn thi là một quá trình rất rất vất vả đối với mình. Mình mất quá nhiều thời gian cho việc ôn tập các môn xã hội để lấy một tấm bằng đẹp cho 12 năm học. Học ngày học đêm. Cuối cùng đọc đề bài thấy nó quá cơ bản. Liệu có cần thiết phải mở một kỳ thi đại trà như này không? Hãy để cho thí sinh tập trung cho kỳ thi đại học gay go ở phía trước. Đừng bắt họ phải nhồi nhét một lượng kiến thức lớn vào để dùng cho 3 ngày thi :( - Nguyễn Thái Sơn:  thaison.1294@gmail.com
 
Phụ huynh tại TPHCM chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 (ảnh: Hoài Nam)
Phụ huynh tại TPHCM chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 (ảnh: Hoài Nam)

 

Đừng mãi làm công chúa ngủ trong rừng...
 

Rất nhiều ý kiến một lần nữa nhấn mạnh: Đã tới lúc ngành GD không thể cứ mãi tự ru ngủ mình trên cái nền thành tích ảo đó nữa rồi. Cái mà học sinh và toàn xã hội cần là thực chất. Muốn vậy, theo Trần Kiên kientungtran9x@gmail.com là cần sự thức tỉnh thực sự của chính những người làm công tác giáo dục:

 

“Giờ là thời buổi kinh tế thị trường, cái gì cũng cứ như chạy theo đồng tiền hết rồi sao? Đề nghị sang năm Chính phủ chỉ đạo cải cách giáo dục thực sự, cứ làm mạnh tay như năm 2006-2007 thì sẽ biết thế nào là học thực chất ngay. Chứ cứ như thế này thì thật thất vọng cho nền GD Việt Nam!”

 

Kiên quyết lấy lại thực chất, có lẽ cũng là để tránh “cái thế” như Lê Quang  lequangvt87@gmail.com cảnh báo… khôi hài về nguy cơ tiếp tục chảy máu chất xám lớn hơn trong tương lai chắc là cũng rất gần thôi:     

 

“Người nước ngoài nhìn vào thành tích tốt nghiệp của học sinh Viêt Nam chắc phải thốt lên vì ngạc nhiên: WOW!!!!!!! NƯỚC VIỆT NAM TOÀN NHÂN TÀI..... Và chắc họ suy nghĩ: Nền giáo dục Việt Nam chắc phát triển lắm, hay IQ của người Việt Nam giờ cao quá như thế,  qua Việt nam… nhập khẩu nhân tài thôi!”

 

Khánh Tùng