Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình

(Dân trí) - Nhắc đến người Nhật, người ta thường nghĩ ngay tới văn hóa lịch sự, tôn trọng đối với người xung quanh. Điều này thể hiện ở cả cách gọi các thành viên trong gia đình mình và gia đình người khác. Hãy khám phá ngay cách xưng hô đó trong bài viết dưới đây nhé !

Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình

Sau khi xem xong video bạn đã biết gọi những người thân trong gia đình mình bằng tiếng Nhật chưa nào ? Hãy cùng ôn lại một lần nữa để nhớ lâu hơn nhé !

1. 祖父

そふ ( sofu)

Ông

2. 祖母

そぼ (sobo)

3. 父

ちち ( chichi)

Bố

4. 母

はは ( haha)

Mẹ

5. 弟

おとうと ( otouto)

Em trai

6. 妹

いもうと ( imouto)

Em gái

Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình - 1

Trong văn hóa giao tiếp của Nhật, khi nhắc đến gia đình mình, họ sẽ luôn thể hiện sự khiêm tốn, vì vậy, nếu phải nhắc đến gia đình ai đó trong cuộc trò chuyện, họ sẽ dùng những từ ngữ thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn với các thành viên trong gia đình mình.

Vậy, cách người Nhật xưng hô khi nói tới gia đình người khác như thế nào, bạn hãy tham khảo các từ vựng dưới đây :

1.お爺さん

おじいさん( ojiisan)

Ông

2. お婆さん

おばあさん (obaasan )

3. お父さん

おとうさん (otousan)

Bố

4. お母さん

おかあさん ( okaasan)

Mẹ

5. 弟さん

おとうとさん ( otoutosan)

Em trai

6. 妹さん

いもうとさん ( imoutosan)

Em gái

Ngày nay, khi đời sống con người ngày càng phát triển, cấu trúc gia đình trong xã hội Nhật Bản cũng có nhiều sự thay đổi theo. Nếu như trước đây, kiểu gia đình ba thế hệ hay bốn thế hệ chiếm đại đa số, thì hiện nay hai dạng thức đó đã không còn phổ biến mà thay vào đó là mô hình tiểu gia đình.

Kiểu mô hình gia đình lớn

Đây là kiểu mô hình có cấu trúc gần giống với kiểu gia đình tam đại đồng hay tứ đại đồng ở Việt Nam, bao gồm những người thân có cùng mối quan hệ ruột thịt và cùng chung sống dưới một mái nhà. Phổ biến nhất là kiểu gia đình có từ ba thế hệ trở lên, gồm ông bà, bố mẹ và con cái. Mô hình gia đình lớn là dạng mô hình truyền thống từ xưa cho tới nay.

Trong mô hình gia đình lớn, các thành viên bị chi phối bởi mối quan hệ gia trưởng và thứ bậc cứng nhắc. Ở đó, con cái phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ, người vợ phải vâng lời chồng và bố mẹ chồng. Mỗi thành viên trong gia đình, tùy đia vị mà sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau.

Khi xã hội Nhật Bản ngày càng dân chủ hóa dần, cuộc sống được nâng cao, thì người phụ nữ đã có quyền bình đẳng so với nam giới về nhiều mặt từ công việc cho tới địa vị xã hội. Tính chất gia trưởng cũng dần được loại bỏ.

Tuy nhiên do một số nguyên nhân như đô thị hóa mạnh, sự phát triển khoa học công nghệ, tình trạng già hóa dân số do quan điểm không cần hôn nhân và số lượng người độc thân, không có con cái ngày càng tăng cao,...dẫn đến số lượng mô hình gia đình lớn giảm đi đáng kể.

Kiểu mô hình gia đình nhỏ - gia đình hạt nhân

Ngược lại với gia đình lớn, mỗi gia đình nhỏ chỉ gồm từ một hoặc hai thế hệ. Tuy nhiên, bên cạnh những gia đình đầy đủ vợ chồng con cái thì cũng có những gia đình khiếm khuyết như bố mẹ đã ly hôn nên chỉ có bố hoặc mẹ sống cùng con cái, hay con cái đã lớn nhưng không muốn lập gia đình nên vẫn sống cùng bố mẹ. Đây là kiểu gia đình đang khá phổ biến tại Nhật.

Nhìn chung, các mô hình gia đình này cũng khá giống ở Việt Nam, đây sẽ là một điểm thuận lợi giúp bạn bớt đi phần bỡ ngỡ khi du học tại Nhật.

Mong rằng, bài viết đã giúp bạn trang bị thêm kiến thức về văn hóa cũng như các từ vựng về chủ đề gia đình. Hãy áp dụng ngay vào cuộc sống và đừng quên luyện tập thường xuyên nhé ! Chúc bạn chinh phục tiếng Nhật thành công !

Vũ Phong